Thi hành án hành chính là một thuật ngữ mới được đề cập đến trong lĩnh vực hành chính. Đây được xem là lĩnh vực còn mới so với thi hành án dân sự và thi hành án hình sự. Vậy thi hành án hành chính là gì? Thời hạn thi hành án hành chính được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thi hành án hành chính là gì?
Công tác thi hành án hành chính là lĩnh vực công tác còn mới so với thi hành án dân sự và thi hành án hình sự, từ chỗ được quy định duy nhất tại Điều 74 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết vụ án hành chính năm 1996, đã từng bước được hoàn thiện, trình tự, thủ tục thi hành được quy định cụ thể hơn tại Chương XIX từ Điều 309 đến Điều 315 Luật Tố tụng hành chính năm 2015. Theo đó thì khái niệm về thi hành án hành chính được nhắc đến ở đây là việc thi hành bản án, quyết định của
2. Thi hành bản án, quyết định của toà án như thế nào?
Trên cơ sở dựa theo quy định tại Khoản 1 Điều 311 Luật tố tụng hành chính 2015, cụ thể:
“1. Việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính quy định tại Điều 309 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án về việc không chấp nhận yêu cầu khởi kiện quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri thì các bên đương sự phải tiếp tục thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã hủy toàn bộ hoặc một phần quyết định hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì quyết định hoặc phần quyết định bị hủy không còn hiệu lực. Các bên đương sự căn cứ vào quyền và nghĩa vụ đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án để thi hành;
c) Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị hủy không còn hiệu lực. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc phải thực hiện bản án, quyết định của Tòa án;
d) Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên bố hành vi hành chính đã thực hiện là trái pháp luật thì người phải thi hành án phải đình chỉ thực hiện hành vi hành chính đó kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án;
đ) Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án tuyên bố hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ là trái pháp luật thì người phải thi hành án phải thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án;
e) Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án buộc cơ quan lập danh sách cử tri sửa đổi, bổ sung danh sách cử tri thì người phải thi hành án phải thực hiện ngay việc sửa đổi, bổ sung đó khi nhận được bản án, quyết định của Tòa án;
g) Trường hợp Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thi hành ngay khi nhận được quyết định;
h) Quyết định về phần tài sản trong bản án, quyết định của Tòa án được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Từ những quy định nêu trên có thấy, nhiệm vụ Thi hành án hành chính được giao cho cơ quan Thi hành án dân sự, như vậy, cơ quan Thi hành án dân sự có nhiệm vụ tổ chức Thi hành án dân sự và Thi hành án hành chính. Một trong những yếu tố quan trọng trong công tác Thi hành án dân sự là sự phối hợp của chính quyền địa phương khi giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, với công tác Thi hành án hành chính thì cơ quan Thi hành án dân sự có nhiệm vụ theo dõi cơ quan nhà nước tự nguyện thi hành, hiện nay chủ yếu là lĩnh vực đất đai, vì vậy, người phải thi hành án là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Khoản 2, khoản 3 Điều 14 Nghị định số 71/2016/NĐ-CP
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 71/2016/NĐ-CP thì người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thi hành. Đối tượng bị khởi kiện trong các vụ án hành chính là những quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền. Do đó, người phải thi hành án trong trường hợp này là các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước. Đặc biệt là một số đối tượng phổ biến khi người phải thi hành án là Uỷ ban nhân dân hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân. Với đặc thù như vậy, nên việc thi hành các bản án hành chính gặp nhiều khó khăn.
3. Thời hạn thi hành án hành chính:
Trên cơ sở quy định tại Luật thi hành án hành chính năm 2015 thì một phần không thể thiếu trong quá trình thi hành án này là việc pháp luật quy định về thời hạn tự nguyện thi hành án hành chính được quy định theo Điều 311 Luật tố tụng hành chính 2015 như sau:
2. Thời hạn tự nguyện thi hành án được xác định như sau:
a) Người phải thi hành án phải thi hành ngay bản án, quyết định quy định tại điểm e và điểm g khoản 1 Điều này kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án;
b) Người phải thi hành án phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án.
Cơ quan phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án phải
3. Quá thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà người phải thi hành án không thi hành thì người được thi hành án có quyền gửi đơn đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án theo quy định tại khoản 1 Điều 312 của Luật này.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định buộc thi hành án hành chính, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án có trách nhiệm ban hành văn bản chỉ đạo người phải thi hành án nghiêm chỉnh thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
Theo đó, tùy từng trường hợp khác nhau mà thời hạn thi hành án hành chính là khác nhau. Pháp luật quy định cho người phải thi hành bản án, quyết định hành chính thi hành ngay bản án, quyết định đối với những trường hợp bản án, quyết định phải thi hành ngay hoặc trong thời hạn 30 ngày tùy vào từng loại việc cụ thể và việc thi hành này là tự nguyện thực hiện. Đối với trường hợp quá thời hạn quy định thì cơ quan có thẩm quyền có quyền ra quyết định buộc thi hành bản án, quyết định hành chính khi có đơn yêu cầu của người được thi hành án. Đối với trường hợp tự nguyện thi hành án được quy định tại Điều 10 Nghị định 71/2016/NĐ-CP.
Theo Điều 14 Nghị định 71/2016/NĐ-CP quy định Cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm có trách nhiệm tiếp nhận bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính do Tòa án gửi.
Khi nhận được bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự phân công Chấp hành viên thực hiện theo dõi việc thi hành án hành chính. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm ra văn bản
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định buộc thi hành án hành chính, Chấp hành viên được phân công theo dõi việc thi hành án phải làm việc với người phải thi hành án để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định của Tòa án. Cơ quan thi hành án dân sự có văn bản kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý trách nhiệm đối với người phải thi hành án chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính 2015. Theo đó, khi hết thời hạn thi hành án hành chính mà người phải thi hành án không tự nguyện thực hiện thì khi nhận được quyết định buộc thi hành án hành chính, người phải thi hành án có trách nhiệm thi hành ngay bản án, quyết định của Tòa án.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật tố tụng hành chính năm 2015.