Như chúng ta đã biết thì cũng tương tự như hứa thưởng, thi có giải là một loại giao dịch dân sự thể hiện dưới hình thức đó là hành vi pháp lý đơn phương. Thi có giải có thể ở trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Thi có giải là gì? Quy định thi có giải theo Bộ luật dân sự?
Mục lục bài viết
1. Thi có giải là gì?
Trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều cuộc thi có giải được tổ chức, có thể hiểu thi có giải là việc tuyên bố công khai các điều kiện dự thi trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao, khoa học kĩ thuật. Nội dung của các cuộc thi này không trái với pháp luật, đạo đức xã hội theo Điều 573
Theo đó trong cuộc thi có giải thì người tổ chức cuộc thi sẽ trao giải thưởng cho những người đoạt giải của cuộc thi theo những điều lệ cuộc thi đặt ra trước đó. Khi tổ chức cuộc thi cá nhân đã tuyên bố cuộc thi với nội dung, điều kiện nhất định và được ghi nhận, bên tổ chức cuộc thi có nghĩa vụ thực hiện những cam kết của mình trong cuộc thi đó và nếu có thay đổi phải
Điều kiện sự thi sẽ do bên tổ chức quy định và theo đó thì điều kiện dự thi có thể thay đổi trước khi diễn ra cuộc thi. Như vậy đối với trường hợp có sự thay đổi thi thay đổi đó phải được công bố công khai phù hợp với hình thức tuyên bố cuộc thi. Nếu thay dổi trong trường hợp cuộc thi đã bắt đầu, người tổ chức cuộc thi không được thay đổi điều kiện, nội dung của cuộc thi. Việc thay đổi đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lí, kế hoạch, công việc của người dự thi. Chủ thể tổ chức cuộc thi có giải phải đảm bảo tuân thủ những điều kiện sau:
Điều kiện đầu tiên đó là với mục đích và nội dung của cuộc thi không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Thi có giải cũng là một dạng giao dịch dân sự đơn phương (hành vi pháp lý đơn phương) nên việc tổ chức một cuộc thi có giải cũng phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
Điều kiện thứ hai đó là khi tổ chức cuộc thi có giải, người tổ chức các cuộc thi phải công bố điều kiện dự thi, thang điểm, các giải thưởng và mức thưởng mỗi giải.
2. Quy định thi có giải theo Bộ luật dân sự:
Tại Điều 573. Thi có giải
1. Việc tổ chức các cuộc thi văn hóa, nghệ thuật, thể thao, khoa học, kỹ thuật và các cuộc thi khác không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Người tổ chức các cuộc thi phải công bố điều kiện dự thi, thang điểm, các giải thưởng và mức thưởng của mỗi giải.
Việc thay đổi điều kiện dự thi phải được thực hiện theo cách thức đã công bố trong một thời gian hợp lý trước khi diễn ra cuộc thi.
3. Người đoạt giải có quyền yêu cầu người tổ chức thi trao giải thưởng đúng mức đã công bố.
Người tổ chức cuộc thi sẽ trao giải thưởng cho những người đoạt giải của cuộc thi. Khi tổ chức, cá nhân đã tuyên bố cuộc thi với nội dung, điều kiện nhất định, họ có nghĩa vụ thực hiện những cam kết của mình trong cuộc thi đó; phải tiếp nhận kết quả của những người dự thi đã hoàn thành đồng thời phải xem xét, đánh giá những kết quả đó, tìm ra kết quả tốt nhất để trao giải thưởng.
Tuỳ theo tính chất, phạm vi của cuộc thi mà việc tuyên bố cuộc thi phải công khai để nhiều người tham gia như công bố noi công cộng, thông báo cho tất cả mọi người trong cơ quan, công ti hoặc ttên các phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh, truyền hình), đăng tải nội dung cuộc thi trên các báo… Công bố cuộc thi công khai, rộng rãi sẽ tạo điều kiện cho tất cả những người quan tâm và có khả năng tham gia, cuộc thi sẽ mang tính quần chúng và khách quan. Nội dung của thi có giải cụ thể:
Bên tổ chức cuộc thi:
Cá nhân, tổ chức đều có quyền tổ chức các cuộc thi có giải, các cuộc thi này không vi phạm pháp luật, không trái với đạo đức xã hội. Ngoài ra, để thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức, doanh nghiệp và tạo điều kiện cho mọi người trong một đơn vị phát huy tính sáng tạo, tài năng của họ, các cơ quan, doanh nghiệp có thể tổ chức cuộc thi có thưởng trong phạm vi đơn vị mình. Điều kiện cuộc thi cần phải rõ ràng, cụ thể và việc trao giải thưởng là nghĩa vụ của đơn vị tổ chức cuộc thi.
Bên tổ chức cuộc thi có nghĩa vụ nhận kết quả công việc của những người dự thi, tổ chức đánh giá công việc một cách khách quan.
Nếu cuộc thi không phải là một công việc cụ thể, bên tổ chức cuộc thi phải chuẩn bị các điều kiện vật chất cho cuộc thi. Trường hợp cuộc thi được chia thành nhiều giai đoạn (công đoạn), ban tổ chức cuộc thi phải tổ chức đánh giá từng giai đoạn của cuộc thi và thông báo kết quả cho những người tham gia cuộc thi biết. Kết thúc các giai đoạn thi, ban tổ chức cuộc thi phải tổng kết toàn bộ để tìm người đoạt giải thưởng.
Bên tổ chức cuộc thi có nghĩa vụ trao giải thưởng cho những người đã đoạt giải trong cuộc thi. Giái thưởng được trao cho những người thực hiện công việc tốt nhất hoặc có kết quả cao nhất.
Một cuộc thi có thể có nhiều giải thưởng. Tùy thuộc vào việc tuyên bố giải thưởng ban đầu, người tổ chức cuộc thi sẽ đánh giá kết quả, xếp loại công việc và trao giải thưởng theo từng loại đó.
3. Quy định về người đoạt giải:
Người đoạt giải theo quy định của pháp luật và theo quy định cuộc thi đưa ra có thể là cá nhân hoặc tổ chức tùy thuộc vào tính chất cuộc thi, ban tổ chức cuộc thi tuyển chọn trong số những người tham gia cuộc thi. Người đoạt giải có quyền yêu cầu bên tổ chức cuộc thi trao phần thưởng như đã tuyên bố.. Người đạt giải là người tham dự đầy đủ các vòng thi do bên tổ chức đặt ra và phải đạt mức điểm trong giới hạn đạt giải tính từ người điểm cao nhất trở xuống cho đến khi chọn đủ số người thắng cuộc. Khi đã có quyết định công nhận người thắng cuộc, người tổ chức cuộc thi sẽ phải trao giải theo đúng mức và trong thời hạn đã công bố.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 573 Bộ luật dân sự 2015: “Người đoạt giải có quyền yêu cầu người tổ chức thi trao giải thưởng đúng mức đã công bố.”
Trên thực tế chúng ta có thể thấy rằng, có rất nhiều cuộc thi đã kết thúc và theo đó thì người thắng cuộc đã được xác định nhưng việc trao giải thường chậm trễ hơn so với thời gian đã thông báo, đặc biệt là các cuộc thi về học thuật. Điều này gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người đạt giải. Như vậy nên nếu bên tổ chức cuộc thi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trao giải thưởng thì người đạt giải có thể trực tiếp yêu cầu hoặc thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền để buộc bên tổ chức phải thực hiện đúng nghĩa vụ trao giải và phải bồi thường thiệt hại nếu có.
Dựa trên quy định của bộ luật dân sụ cũ tại điều 593 Bộ luật dân sự thì tại điều 573 Bộ luật dân sự 2015 có sự thay đổi về điều kiện tổ chức cuộc thi. Như vậy có thể thấy theo quy định trong Bộ luật dân sự cũ, cuộc thi có giả “không trái pháp luật, đạo đức xã hội”, trong Bộ luật năm 2015, cuộc thi có giải phải ‘‘không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”. Sự thay đổi này cho thấy, phạm vi các cuộc thi có giải cũng như các lĩnh vực tổ chức cuộc thi có giải được mở rộng, theo đó chỉ khi luật có quy định cấm thì mới không được tổ chức cuộc thi có giải. Sự thay đổi này là hợp lý bởi vì nó thể hiện sự tương đồng giữa quy định về điều kiện có hiệu lực của một loại giao dịch cụ thể (thi có giải) với quy định chung về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Bộ luật dân sự 2015.