Các chi phí thi bằng lái xe theo quy định? Thi bằng lái xe máy bao nhiêu tiền? Có mua bằng lái được không? Xử phạt đối với hành vi mua bằng lái xe máy?
Người trưởng thành muốn điều khiển các phương tiện xe máy cần có bằng lái xe. Đây là giấy tờ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, chứng nhận cho đợt sát hạch. Thi bằng lái được thực hiện trong thủ tục cấp giấy tờ liên quan trong hoạt động quản lý nhà nước. Do đó mà người thì phải nộp các lệ phí, chi phí dự thi theo quy định. Hiện nay có nhiều tổ chức thực hiện kỳ thi này, tuy nhiên cần tìm kiếm cơ sở uy tín để có được bằng lái trong năng lực của người thi. Cùng tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan trong trường hợp mua bằng lái xe máy.
Căn cứ pháp lý:
–
– Thông tư 188/2016/TT-BTC về phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng.
– Thông tư liên tịch 72/2011/TTLT-Bộ Tài Chính- Bộ Giao Thông Vận Tải.
Mục lục bài viết
1. Các chi phí thi bằng lái xe theo quy định:
Theo quy định thì phí thi bằng lái xe sẽ bao gồm các khoản sau:
1.1. Học phí đào tạo bằng lái xe:
Theo Thông tư liên tịch 72/2011/TTLT xác định các căn cứ để cơ sở đào tạo lái xe tính toán học phí. Như vậy, các chi phí này được cơ sở đào tạo lái xe xác định phù hợp. Trong đó, các căn cứ được đưa ra bao gồm:
+ Chương trình đào tạo, cơ sở vật chất.
+ Tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên,…
+ Mức phí thu phải công khai cho người học trước khi đăng ký.
Như vậy, các mức học phí sẽ không giống nhau tùy thuộc vào các cơ sở đào tạo khác nhau. Các mức tăng trong chi phí cũng không cố định, tuy nhiên phải dựa trên cơ sở quy định pháp luật về phí sát hạch lái xe.
1.2. Phí sát hạch lái xe:
Căn cứ theo thông tư 188/2016 TT-Bộ Tài Chính thì người dự thi giấy phép lái xe sẽ phải nộp phí sát hạch. Đây là chi phí bắt buộc phải đóng để được tham gia kỳ thi. Cụ thể như sau:
Đối với thi sát hạch lái xe mô tô hạng xe A1, A2, A3, A4 thì sẽ bao gồm 2 nội dung thu đó là:
– Sát hạch lý thuyết: Với mức phí là 40.000 đồng
– Sát hạch thực hành: Mức phí là 50.000 đồng
Mức thu phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ này được thống nhất áp dụng trên cả nước. Được thực hiện trong hoạt động quản lý nhà nước khi cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe. Đương nhiên không phân biệt cơ quan Trung ương hay địa phương quản lý tổ chức sát hạch và cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Đảm bảo các chi phí cố định bên cạnh các chi phí khác trong hoạt động tổ chức kỳ thi của cơ sở đào tạo.
Người tham gia sát hạch để được cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ phần nào thì sẽ nộp phí sát hạch phần đó. Bởi trên thực tế phải vượt qua phần thi lý thuyết mới được tham gia thi thực hành. Tính theo số lần sát hạch: Sát hạch lần đầu, sát hạch lại.
Lệ phí cấp giấy phép lái xe:
Căn cứ theo Thông tư 188/2016 TT – Bộ Tài Chính ban hành thì biểu mức thu lệ phí cấp giấy phép lái xe sẽ là 135.000 đồng/lần. Các chi phí này thực hiện trong hoạt động làm việc của cơ quan có thẩm quyền cấp bằng lái. Đây là số lệ phí mà người dự thi phải nộp lệ phí không phân biệt hạng bằng lái cấp mới hay cấp lại hay đổi giấy phép lái xe. Từ đó đảm bảo trong nhu cầu tham gia kỳ thi, được cấp bằng chuẩn do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện.
2. Thi bằng lái xe máy bao nhiêu tiền?
Tùy vào gói thi bằng bạn chọn mà mức phí, tính chất học – thi cũng được xác định khác nhau. Thi bằng lái xe máy có thể được thực hiện một trong hai gói thi sau:
2.1. Gói hồ sơ thường – tự học:
Để có được 1 tấm bằng lái xe máy, các bạn sẽ phải chi ra tổng là khoảng 550.000 Đ. Các chi phí này có thể khác nhau, chênh lệch dựa vào các cơ sở, hình thức đăng ký trực tiếp hay qua cộng tác viên của bạn. Thông thường, đây là mức giá cạnh tranh chung mà các trung tâm đưa ra. Bao gồm:
– Lệ phí khi nộp hồ sơ: Khi nộp hồ sơ bạn sẽ phải nộp 300.000 Đ. Số tiền này được sử dụng để trung tâm làm hồ sơ, gửi tài liệu học, hướng dẫn học, và tổ chức thi cho học viên. Giúp bạn có thể xác định nhiệm vụ, công việc, tiến hành ôn luyện đúng chủ đề thi.
– Lệ phí khám sức khỏe sẽ đóng tại viện bạn khám theo quy định. Lệ phí này để đảm bảo sức khỏe khi bạn tham gia giao thông.
– Lệ phí khi lên sân thi: khi lên sân thi bạn đóng lệ phí sân thi 225.000 Đ.
2.2. Gói hồ sơ hỗ trợ lý thuyết và thực hành:
– Lệ phí khi nộp hồ sơ: Khi nộp hồ sơ bạn sẽ phải nộp 400.000 Đ để trung tâm làm hồ sơ. Và được dạy 1 buổi lý thuyết và luyện thực hành. Giúp bạn làm quen với các kiến thức cần tập chung ôn luyện cho kỳ thi. Trung tâm tham gia vào nhiều đợt sát hạch, cho nên có thể định hướng kiến thức bạn cần ôn luyện.
– Lệ phí khám sức khỏe sẽ đóng tại viện bạn khám theo quy định.
– Lệ phí khi lên sân thi: khi lên sân thi bạn đóng lệ phí sân thi 225.000 Đ
Lệ phí thi nộp trên sân thi 225.000 Đ bao gồm:
+ Khi vào thi lý thuyết nộp 40.000 Đ, thực hiện trước khi diễn ra kỳ thi. Nếu trượt lý thuyết thì ra về và không được thi thực hành, nên không phải nộp tiền phần thi thực hành. Để đảm bảo ý nghĩa sử dụng khoản tiền trong mục đích, tính chất tham gia kỳ thi. Khi nào thi lại thì đóng lại từ phần thi lý thuyết.
+ Nếu đỗ lý thuyết, bạn đóng tiếp 50.000 Đ để thi thực hành, nếu trượt thực hành, bạn ra về.
+ Nếu đỗ thực hành, bạn nộp tiếp 135.000 Đ tiền in bằng chất liệu thẻ PET. Đây là chi phí cố định được quy định trong lệ phí để làm thẻ. Công việc in thẻ được thực hiện bằng cơ quan chuyên môn trong thẩm quyền nhà nước.
Như vậy, nếu đỗ cả 2 phần, tổng chi phí thi phải nộp trên sân thi của bạn là 225.000 Đ.
3. Có mua bằng lái được không?
Bằng lái xe hay Giấy phép lái xe (GPLX) là một loại chứng chỉ do cơ quan nhà nước hay cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể. Trong đó, thể hiện đảm bảo trong nhu cầu, tính chất hiểu biết quy định khi tham gia giao thông. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả tổ chức, tham gia kỳ thi cũng như đảm bảo tiêu chuẩn tham gia giao thông.
Cho phép cá nhân đó được phép vận hành, điều khiển và tham gia giao thông bằng các loại xe cơ giới như xe máy, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe container hoặc các loại xe khác trên đường. Tùy thuộc vào bằng nhận được để xác định năng lực, điều kiện đủ trong tham gia giao thông. Pháp luật không cho phép sử dụng bằng lái xe giả.
– Nếu bị phát hiện, sẽ bị xử phạt hành chính lỗi mua bằng lái xe máy giả, xe ô tô giả hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ lỗi sẽ phải chịu các trách nhiệm tương ứng.
– Hiện nay, các loại bằng lái xe ô tô ở Việt Nam đều được thay thế bằng thẻ từ (chất liệu PET), rất khó làm giả so với thẻ nhựa trước kia. Việc phát hiện cũng dễ dàng hơn trong sự chuyên nghiệp của các lực lượng chức năng. Do đó các hành vi này cần được loại bỏ trong xã hội.
– Mỗi bằng lái xe đều có mã vạch, mã này không thể làm giả. Chỉ cần quét mã là có thể kiểm tra được là bằng thật hay bằng giả. Cùng với nhiều dấu hiệu nhận biết, kiểm tra, các đặc trưng của bằng thật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
– Đặc biệt là khi mua bằng lái xe, cá nhân sẽ không được học các kỹ năng, kiến thức lái xe. Không được tham gia vào các kỳ thi, không được phổ biến và làm quen các quy định pháp luật liên quan. Không được đánh giá về tiêu chuẩn, năng lực để tham gia giao thông an toàn, hiệu quả. Cùng với đó không được truyền dạy các kinh nghiệm thi thực hành lái xe. Do đó các cá nhân này không có đủ kiến thức, kinh nghiệm, có thể gây ra các rủi ro trong khi tham gia giao thông.
4. Xử phạt đối với hành vi mua bằng lái xe máy:
4.1. Biện pháp xử phạt hành chính:
Mức phạt khi mua bằng lái xe máy và các loại bằng khác theo
– Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô
Người điều khiển phương tiện không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.
– Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh;
Người điều khiển phương tiện sử dụng bằng lái xe giả, không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện sử dụng bằng lái xe giả, bằng lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp còn bị áp dụng bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe giả theo quy định tại khoản 9 Điều 21 Nghị định trên.
4.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Khi sử dụng bằng lái xe mua, chứng tỏ đây là các bằng giả không do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân đó. Cho nên cơ quan chức năng có căn cứ để truy cứu trách nhiệm về tội Làm giả con giấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức hoặc sử sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức, theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
[….]
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Như vậy, người phạm tội có thể bị phạt tiền, phạt tù tùy theo tính chất, mức độ được luật quy định.