Trong xã hội hiện nay, bảo hiểm là một vấn đề rất được quan tâm, mọi người có xu hướng tham gia bảo hiểm nhiều hơn. Bảo hiểm với vai trò vừa là Khoản tích lũy vừa là phương thức thanh toán khi tham gia các dịch vụ y tế. Vậy khi tham gia bảo hiểm thì người tham gia có những lợi ích gì?
Mục lục bài viết
1. Sự kiện bảo hiểm là gì?
– Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm – Theo Khoản 10 Điều 3
Sự kiện bảo hiểm tên tiếng Anh là: “Insurance events”.
2. Tìm hiểu về bảo hiểm:
Tìm hiểu về bảo hiểm
– Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp bảo hiểm nhờ vào một Khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.
– Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.
– Bảo hiểm tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người tham gia được quyền lựa chọn công ty bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, mức phí và quyền lợi bảo hiểm.
3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:
3.1. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:
– Thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
– Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm; – Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Khoản 2 Điều 19, Khoản 2 Điều 20, Khoản 2 Điều 35 và Khoản 3 Điều 50 của Luật này;
– Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; – Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm do người thứ ba gây ra đối với tài sản và trách nhiệm dân sự;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
3.2. Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ:
– Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều Khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm;
– Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
– Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm
– Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
– Bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động
– Ngoài ra, trên thị trường có nhiều các phân loại bảo hiểm khác như loại hình thương mại và Nhà nước, đối tượng bảo hiểm là con người và tài sản hay trách nhiệm dân sự…
Các loại nghiệp vụ bảo hiểm
Bảo hiểm nhân thọ bao gồm:
– Bảo hiểm trọn đời;
– Bảo hiểm sinh kỳ;
– Bảo hiểm tử kỳ;
– Bảo hiểm hỗn hợp;
– Bảo hiểm trả tiền định kỳ;
– Các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ khác do Chính phủ quy định.
– Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người;
– Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;
– Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường không;
– Bảo hiểm hàng không;
– Bảo hiểm xe cơ giới;
– Bảo hiểm cháy, nổ;
– Bảo hiểm thân tầu và trách nhiệm dân sự của chủ tầu;
– Bảo hiểm trách nhiệm chung;
– Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;
– Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;
– Bảo hiểm nông nghiệp;
– Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác do Chính phủ quy định. Bộ Tài chính quy định danh mục chi tiết các sản phẩm bảo hiểm”
– Bảo hiểm nhân thọ: Sự kiện bảo hiểm gắn liền với sự sống hoặc chết của người được bảo hiểm. Sự kiện bảo hiểm có thể là: Người được bảo hiểm gặp rủi ro về thương tật, tai nạn, bệnh hiểm nghèo…
– Bảo hiểm phi nhân thọ: Sự kiện bảo hiểm là những rủi ro khách quan gây thiệt hại đến đối tượng bảo hiểm (như tài sản, sức khỏe…) của người tham gia bảo hiểm được thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm trước khi ký kết.
– Bảo hiểm bắt buộc: Sự kiện bảo hiểm do pháp luật quy định, có hiệu lực với các bên thực hiện ký kết hợp đồng.
– Bảo hiểm tự nguyện: Sự kiện bảo hiểm do doanh nghiệp nhận bảo hiểm và người tham gia thỏa thuận và quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm
Thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm
– Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận giảm phí bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải
– Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải
4. Phải làm gì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm?
Ngay khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, cần thông báo với công ty bảo hiểm thông qua các đại lý bảo hiểm hoặc các trung tâm phục vụ khách hàng để được hỗ trợ. Sau khi tiếp nhận thông tin của bạn, đại lý bảo hiểm phụ trách hợp đồng bảo hiểm của sẽ trực tiếp hướng dẫn bạn hoàn tất các thủ tục cần thiết để nhận tiền bồi thường. Đối với các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ (như bảo hiểm nhà, bảo hiểm xe ô tô, bảo hiểm tài sản…) phải thông báo cho công ty bảo hiểm ngay sau khi gặp rủi ro để giám định tổn thất làm căn cứ để bồi thường.
Căn cứ Điều 28, Luật kinh doanh bảo hiểm thì thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm là một năm, kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trong trường hợp bạn chứng minh được mình không biết chính xác thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường sẽ được tính từ ngày bạn biết việc xảy ra sự kiện.
“Điều 28. Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường
1. Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm là một năm, kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.
2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chứng minh được rằng bên mua bảo hiểm không biết thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều này được tính từ ngày bên mua bảo hiểm biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm đó.
3. Trong trường hợp người thứ ba yêu cầu bên mua bảo hiểm bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm thì thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều này được tính từ ngày người thứ ba yêu cầu.”
Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Nếu không có thỏa thuận từ trước thì thời hạn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường trong 15 ngày, kể từ ngày công ty bảo hiểm nhân được đầy đủ các chứng từ hợp lệ. (Căn cứ Điều 29, Luật kinh doanh bảo hiểm, theo đó:
“Điều 29. Thời hạn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; trong trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.”
Như vậy, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, phải thông báo với doanh nghiệp bảo hiểm để được hướng dẫn làm thủ tục bồi thường. Điều đó sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận được đầy đủ quyền lợi bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: