Thế nào là người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề? Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề thì mức lương tối thiểu vùng có cao hơn không? Người lao động có phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề khi nghỉ việc không? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin
Mục lục bài viết
1. Thế nào là người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề?
Theo đó nếu muốn hiểu thế nào là công việc đã qua đào tạo thì người lao động và doanh nghiệp có thể tham khảo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP (hết hiệu lực từ ngày 01/7/2022) như sau:
Ta có thể hiểu,rằng công việc đã qua đào tạo là những công việc đòi hỏi người lao động đã có bằng cấp hoặc họ đã được người sử dụng lao động đào tạo và công nhận, được trang bị những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc để thực hiện công việc trong một ngành nghề cụ thể nào đó. Những trường hợp cụ thể như sau:
+ Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được quy định tại Chương 4 luật việc làm 2013. Mục đích của đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia này nhằm công nhận cấp độ kỹ năng nghề nghiệp theo trình độ của người lao động. Khi người lao động đạt yêu cầu ở bậc trình độ kỹ năng nghề nào thì được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc ở bậc trình độ đó theo quy định của Bộ lao động -Thương binh và xã hội
+ Người lao động đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng cao đẳng, chứng chỉ học đại cương, bằng cử nhân, bằng đại học, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ được quy định tại Nghị định số 90-CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;
+ Người đã được theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005, cấp như sau:Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp đại học, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ, văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; Văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên
+ Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề
+ Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;
+ Lao động đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề
+ Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài
2. Lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề có được hưởng mức lương tối thiểu vùng cao hơn không không?
Tại
Tuy nhiên, Nghị định này đã hết hiệu lực từ ngày 30/06/2022 và được thay thế bằng Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP không đề cập đến việc áp dụng mức lương cao hơn ít nhất 7% mức lương tối thiểu đối với người lao động đã qua học nghề và đào tạo nghề, chỉ quy định như sau:
+ Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm tổ chức và tiến hành rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh bổ sung cho phù hợp
+ Người sử dụng lao động không được cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm hay chế độ bồi thường bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật về lao động
+ Đối với các nội dung mà người sử dụng lao động và người lao động đã thỏa thuận và cam kết với nhau trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định thì tiếp tục được thực hiện trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
– Ngoài ra, tại công văn số 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN về việc chỉ đạo triển khai Nghị định số 38/2022/NĐ-CP về lương tối thiểu lại có quy định như sau:
+ Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì sẽ tiếp tục được thực hiện, trừ khi hai bên có thỏa thuận khác.
+ Do đó, nếu người sử dụng lao động và người lao động đang có thỏa thuận rằng chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì sẽ tiếp tục được thực hiện, trừ khi hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật lao động
Như vậy, người lao động đã qua học nghề và đào tạo nghề có thể được hưởng mức lương tối thiểu vùng cao hơn thông qua việc thỏa thuận giữa hai bên. Và người lao động đã qua học nghề và đào tạo nghề đang được hưởng mức lương cao hơn 7% so với mức lương tối thiểu vùng thì vẫn sẽ tiếp tục được thực hiện trừ khi hai bên có thỏa thuận khác
3. Người lao động có phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề khi nghỉ việc không?
Hiện nay, có rất nhiều trường hợp người sử dụng lao động tạo điều kiện cho người lao động đi học đào tạo nghề, phát triển chuyên môn, nâng cao kiến thức. Chi phí đào tạo nghề của người lao động sẽ bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu ôn tập, trường, lớp, máy móc, thiết bị, vật liệu thực hành và các khoản chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong suốt khoảng thời gian mà họ đi học đào tạo nghề.
Khi người lao động đi học đào tạo nghề mà kinh phí đi học là của người sử dụng lao động hoặc do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động thì khi đó người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải kí kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải quy định rõ ràng nghề đào tạo; địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo; thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo; chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo; trách nhiệm của người sử dụng lao động; trách nhiệm của người lao động
Do đó, nếu người lao động được người sử dụng lao động hỗ trợ đi đào tạo nghề, đã kí hợp đồng đào tạo đầy đủ, đúng quy định của pháp luật thì người lao động sẽ phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề khi nghỉ việc nếu:
– Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật (nghỉ ngang) thì sẽ phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề được quy định tại Khoản 3 Điều 40
+ Báo nghỉ ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn
+ Báo nghỉ ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng
+ Phải báo trước ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng
+ Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
– Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật thì ta sẽ căn cứ vào hợp đồng đào tạo nghề đã được ký của hai bên. Trong hợp đồng đào tạo nghề sẽ có phần quy định về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo. Chính vì thế khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật nhưng trong hợp đồng đào tạo có quy định rằng khi người lao động nghỉ việc trước thời hạn thì sẽ phải hoàn trả chi phí đào tạo thì khi đó, người lao động có trách nhiệm thực hiện theo thỏa thuận theo đúng quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
+ Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
+ Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (Đã hết hiệu lực)