Vận tải là loại hình dịch vụ thương mại phổ biến trong mọi nền kinh tế. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu vận chuyển ngày càng nhiều hơn và đòi hỏi vận tải luôn phải có sự phát triển tương ứng để thỏa mãn tốt nhu cầu đó. Đơn vị kinh doanh vận tải là gì? Thế nào là kinh doanh vận tải?
Mục lục bài viết
1. Đơn vị kinh doanh vận tải là gì?
Trên cơ sở tìm hiểu quy định của pháp luật về đơn vị kinh doanh vận tải, tác giả nhận thấy rằng, không có một quy định nào giải thích trực tiếp thế nào là đơn vị kinh doanh vận tải, có chăng, khái niệm này chỉ được tiếp cận dưới phương pháp liệt kê, mà theo đó, tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định: “Đơn vị kinh doanh vận tải bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.”
Như vậy, đơn vị kinh doanh vận tải ở đây được áp dụng đối với kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Qua khái niệm này, đơn vị kinh doanh vận tải được tổ chức dưới các hình thức:
Một là, Doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần: là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. (Khoản 10 Điều 4
Hai là, hợp tác xã: là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.(Khoản 1, Điều 3,
Ba là, hộ kinh doanh: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. (khoản 1 Điều 66 của
Trong có hình thức này, doanh nghiệp kinh doanh vận tải là hình thức đặc trưng, phổ biến nhất và cũng là hình thức hoạt động hiệu quả nhất.
Để giải thích một cách rõ hơn về khái niệm đơn vị kinh doanh vận tải, tác giả nêu ra khái niệm như sau: Đơn vị kinh doanh vận tải là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thực hiện các hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đáp ứng đủ các điều kiện luật định.
Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh) do Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp.
2. Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải:
Trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, đơn vị kinh doanh vận tải có trách nhiệm:
Thứ nhất, ký
Thứ hai, phải đảm bảo các quyền lợi của hành khách theo quy định của pháp luật;
Thứ ba, tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; cấp thẻ nhận dạng lái xe cho lái xe của đơn vị theo quy định;
Thứ tư, trong trường hợp có từ 02 đơn vị kinh doanh vận tải trở lên hợp tác để cùng kinh doanh vận tải phải có
3. Thế nào là kinh doanh vận tải bằng xe ô tô?
Nếu như đơn vị kinh doanh vận tải là hình thức biểu hiện thì kinh doanh vận tải ô tô là nội dung mà đơn vị phải tiến hành thực hiện. Kinh doanh vận tải ô tô được pháp luật quy định khá chi tiết xuất phải từ việc xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh, đòi hỏi sự quản lý nghiêm ngặt từ nhà nước.
Trước hết, khái niệm kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được Nghị định 10/2020/NĐ-CP giải thích như sau: Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
Như vậy, kinh doanh vận tải bằng ô tô có thể chia thành kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa. Trong đó:
– Kinh doanh vận tải hành khách bao gồm: Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định; Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định; Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi; Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định.
– Kinh doanh vận tải hàng hóa bao gồm: Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải; Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng; Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ.
Dù kinh doanh vận tải hành khách hay vận tải hàng hóa, thì đơn vị kinh doanh vận tải cũng phải thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành, nhằm đảm bảo sự quản lý thông nhất, hiệu quả đối với loại hình kinh doanh ngày càng phát triển và đáp ứng nhu cầu cao này.
Nhận thấy kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi đang có xu hướng phát triển mạnh, cùng với sự xâm nhập của mang lưới taxi công nghệ, tác giả sẽ nêu rõ các quy định của pháp luật về loại hình kinh doanh này:
4. Yêu cầu kinh doanh vận tải vận tải taxi:
Tại Điều 6, Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định cụ thể:
Thứ nhất, yêu cầu đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi:
– Phải có phù hiệu “XE TAXI” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;
– Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE TAXI” là 06 x 20 cm.
Được quyền lựa chọn gắn hộp đèn với chữ “TAXI” cố định trên nóc xe với kích thước tối thiểu là 12 x 30 cm. Trường hợp lựa chọn gắn hộp đèn với chữ “TAXI” cố định trên nóc xe thì không phải niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI” trên kính phía trước và kính phía sau xe;
– Trường hợp xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong một tháng tại địa phương nào thì bắt buộc phải thực hiện cấp phù hiệu địa phương đó; việc xác định tổng thời gian hoạt động được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô.
Thứ hai, yêu cầu đối với xe taxi có sử dụng đồng hộ tính tiền:
– Trên xe phải gắn đồng hồ tính tiền được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì, phải có thiết bị in hoá đơn hoặc phiếu thu tiền kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; đồng hồ tính tiền và thiết bị in phải được gắn cố định tại vị trí hành khách dễ quan sát; lái xe phải in hóa đơn hoặc phiếu thu tiền và trả cho hành khách khi kết thúc hành trình; Điều này nhằm thể hiện sự minh bạch, khách quan trong việc xác định mức phí mà hành khách được áp dụng.
– Phiếu thu tiền phải có các thông tin tối thiểu, gồm: Tên đơn vị kinh doanh vận tải, biển kiểm soát xe, cự ly chuyến đi (km) và tổng số tiền hành khách phải trả.
Thứ ba, yêu cầu đối với xe taxi sử dụng phần mềm để đặt xe, huỷ chuyến, tính cước chuyến đi (sau đây gọi là phần mềm tính tiền)- đặc trưng của xe taxi công nghệ.
– Trên xe phải có thiết bị kết nối trực tiếp với hành khách để đặt xe, hủy chuyến;
– Tiền cước chuyến đi được tính theo quãng đường xác định trên bản đồ số;
– Phần mềm tính tiền phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; giao diện dành cho hành khách phải có tên hoặc biểu trưng (logo) của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải và đặc biệt phải cung cấp cho hành khách trước khi thực hiện vận chuyển các nội dung tối thiểu gồm: Tên đơn vị kinh doanh vận tải, họ và tên lái xe, biển kiểm soát xe, hành trình, cự ly chuyến đi (km), tổng số tiền hành khách phải trả và số điện thoại giải quyết phản ánh của hành khách.
Thứ tư, yêu cầu chung:
– Kết thúc chuyến đi, doanh nghiệp, hợp tác xã sử dụng phần mềm tính tiền phải gửi (qua phần mềm) hóa đơn điện tử của chuyến đi cho hành khách, đồng thời gửi về cơ quan Thuế các thông tin của hóa đơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đây là cơ sở quan trọng để cơ quan thuế quản lý và thu thuế hiệu quả đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện kinh doanh vận tải.
– Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải thông báo đến Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh phương thức tính tiền sử dụng trên xe taxi của đơn vị trước khi thực hiện kinh doanh vận tải. Điều này nhằm quản lý một cách hiệu quả trong sự gia tăng và đa dạng các phương thức tính tiền đối với từng doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi khác nhau.
– Xe taxi được ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ để đón, trả khách tại các bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, điểm tham quan du lịch, địa điểm văn hóa, thể thao, trung tâm thương mại; được ưu tiên hoạt động khi tổ chức giao thông tại đô thị. Thực tế, nguyên tắc này chưa được bảo đảm, xuất phát từ chủ quan của người tài xế cũng như từ phía quy hoạch, các cơ sở thăm quan, du lịch.
Nhìn chung, quy định của pháp luật đã phần nào đi sát với thực tiễn kinh doanh vận tải, đáp ứng được cơ bản nguyện vọng của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này vừa đảm bảo được sử quản lý nghiêm ngặt của Nhà nước đối với loại hình kinh doanh vừa mang lại lợi ích nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro này.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.