Hôn nhân là việc xác lập quan hệ vợ chồng của nam và nữ sau khi đăng ký kết hôn. Pháp luật hôn nhân luôn đề cao sự tự nguyện thể hiện ý chí của các chủ thể khi tham gia xác lập mối quan hệ hôn nhân nhằm mục đích cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình. Vậy kết hôn trái pháp luật do bị lừa dối là gì? Hủy kết hôn do lừa dối như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Kết hôn trái pháp luật do bị lừa dối là gì?
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Khoản 2 Điều 5
“2. Cấm các hành vi sau đây
….
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;”
Định nghĩa chung về sự lừa dối, thế nào là lừa dối? Vấn đề này được ghi nhận tại Điều 127 Bộ luật dân sự năm 2015. thì khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. “Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.” Khái niệm trên được áp dụng cho tất cả các giao dịch dân sự, không có định nghĩa riêng về sự lừa dối trong hôn nhân.
Khoản 3 Điều 2
2. Hủy việc kết hôn trái pháp luật:
Trường hợp kết hôn vi phạm quy định của Điều 5 Luật hôn nhân và gia dình năm 2014 do lừa dối thì được coi là kết hôn trái pháp luật vì vi phạm điều cấm. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật được quy định tại điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
“1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.”
Như vậy, bản thân người bị lừa dối có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn lừa dối.
Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó.
Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định. Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Hậu quả pháp lý của việc hủy việc kết hôn trái pháp luật là: Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định là nam nữ sống chung như vợ chồng mà khôn đăng ký kết hôn theo Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
3. Người bị đồng tính kết hôn có bị hủy việc đăng ký kết hôn không?
Tóm tắt câu hỏi:
Trước khi cưới, vợ em biết mình bị đồng tính, nhưng cố tình lừa dối để xây dựng gia đình với em. Cô ấy sẽ bị xử lý như thế nào? Thứ hai, vợ em tự ý ra tòa làm đơn ly hôn, dùng tiền chung của hai người để thuê luật sư. Như vậy vợ em sẽ bị xử lý như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ điểm b) Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định các hành vi cấm trong hôn nhân và gia đình như sau:
“2. Cấm các hành vi sau đây:
…
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;”
Theo quy định pháp luật hiện hành chỉ có định nghĩa chung về sự lừa dối, được ghi nhận tại Điều 127 Bộ luật dân sự năm 2015. và được áp dụng cho tất cả các giao dịch dân sự, không có định nghĩa riêng về sự lừa dối trong hôn nhân: Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Có thể hiểu rằng, lừa dối trong hôn nhân là việc một bên cố ý làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch để bên kia chấp nhận xác lập giao dịch kết hôn.
Định nghĩa này rất chung chung và khó áp dụng. Chẳng hạn, A muốn kết hôn với B; C cố ý làm cho A nhầm tưởng rằng mình là B; cuối cùng, A kết hôn với C mà cứ ngỡ rằng đã kết hôn với B. Trong giả thiết vừa nêu, A có thể yêu cầu huỷ hôn nhân do có sự lừa dối. Cũng có thể xin thể huỷ hôn nhân do có sự lừa dối, nếu người đàn ông đề nghị cưới người đàn bà để làm vợ, cuối cùng lại cư xử với người đàn bà như một người giúp việc nhà.
Thế nhưng, nếu A muốn kết hôn với B vì tin rằng B giàu có và B cũng cố ý làm ra vẻ giàu có (dù thực ra rất nghèo) để A chấp nhận kết hôn với mình, thì khó có thể nói rằng A có quyền yêu cầu huỷ hôn nhân do có sự lừa dối. Càng không thể xin hủy hôn nhân do có sự lừa dối, nếu A tin rằng B là một chàng trai tơ và B cũng cố tình làm ra vẻ như vậy, dù trên thực tế, B đã có một (thậm chí nhiều) đời vợ.
Toà án nhân dân tối cao cũng không xây dựng khái niệm lừa dối trong hôn nhân mà chỉ cho một số ví dụ gọi là lừa dối như tại Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP, một bên nói với bên kia rằng nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp, sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; một bên không có khả năng sinh lý nhưng cố tình giấu; biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu;…
Như vậy, đối với trường hợp này của vợ bạn nếu vợ bạn không có khả năng sinh lý (Đồng tính có thể không có khả năng sinh) thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ bạn đang sinh sống để hủy việc kết hôn theo quy định tại Điều 10,
‘1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.’
Vậy bạn có quyền làm đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật tới tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ bạn đang sinh sống.
Đối với việc vợ bạn tự ý lấy tài sản chung đi thuê luật sư, khi ra Tòa bạn phải chứng minh được tài sản này là tài sản chung của hai vợ chồng thì Tòa án sẽ chia đôi tài sản chung cho hai vợ chồng, mỗi người một nửa.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết–
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Bộ luật dân sự năm 2015.
Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.
Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình.