Thế nào là hạn chế sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp? Quy định của pháp luật hiện hành? Chế tài đối với các vi phạm quy định về hạn chế sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp?
Sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp mang đến tính chất trong sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau. Việc sở hữu chéo gây ra những hạn chế nhất định trong hoạt động của các doanh nghiệp. Khi không đảm bảo với tính độc lập trong đưa ra quyết định. Hay trên khía cạnh của quản lý và điều hành các doanh nghiệp đó
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 96/2015/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp;
–
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Khái niệm sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp:
“Điều 16. Hạn chế sở hữu chéo giữa các công ty
2. Sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau.”.
Tính chất sở hữu này mang đến sự sở hữu lẫn nhau trong phần vốn góp hay cổ phần. Từ đó mà tính chất chi phối được đặt ra giữa các công ty với nhau. Sở hữu chéo có thể thể hiện trong tính chất sở hữu trực tiếp. Hoặc phản ánh gián tiếp thông qua công ty hay các nhà đầu tư làm nhiệm vụ trung gian. Khi đó, các lợi ích có thể không được đảm bảo cân đối vì lợi ích của tấc cả các bên. Bên này có thể chi phối bên kia để tìm kiếm các lợi ích riêng, do đó mà các hạn chế tồn tại trong mối quan hệ này.
Nhìn nhận phổ biến nhất là tính không minh bạch, rõ ràng trong quan hệ và tính chất sở hữu độc lập. Ảnh hưởng đến hiệu quả của tính cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Từ đó gây ra một loạt các hạn chế khác. Khi nhà nước khó có thể kiểm soát toàn bộ và hiệu quả đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hoạt động quản lý hay ràng buộc quyền và nghĩa vụ cũng trở nên khó khăn. Đặc biệt là khi tồn tại các sở hữu chéo gián tiếp. Ngoài ra, lợi ích của người tiêu dùng có thể cũng không được đảm bảo.
Một ví dụ đơn giản nhất về sở hữu chéo là công ty A sở hữu cổ phần của B; và công ty B cũng sở hữu cổ phần của công ty A.
Về bản chất.
Các hạn chế hình thành từ những phức tạp của sở hữu chéo. Các hình thức sở hữu chéo trực tiếp có thể dễ dàng theo dõi và quản lý. Trong khi hình thức gián tiếp lại mang đến những khó khăn và thách thức lớn. Thông qua một pháp nhân thứ ba giữa các doanh nghiệp, cũng như ngân hàng. Các rủi ro hình thành từ đó không bảo đảm tuyệt đối quyền lợi cho các nhà đầu tư hay tổ chức khác khi tham gia và bị điều khiển trên thị trường.
Sự phức tạp của sở hữu chéo gián tiếp quan trung gian. Ví dụ A sở hữu B, B không trực tiếp sở hữu A mà B sở hữu C, sau đó C mới trực tiếp sở hữu A. Hoặc có dạng sở hữu chéo thông qua cá nhân trung gian là cổ đông lớn hoặc người có liên quan của họ. Khi đó, các doanh nghiệp nắm giữ quyền sở hữu có thể thực hiện các tác động của mình lên đối tượng trung gian. Và mang đến các tác động mong muốn lên đối tượng muốn tác động là nên bị sở hữu. Tính chất trong tách bạch hoạt động và lợi ích tốt nhất cho các bên không được thực hiện. Bởi các yếu tố trong tìm kiếm lợi ích riêng lẻ được thực hiện nhiều hơn.
Cũng như xu hướng tìm kiếm lợi ích của các cổ đông lớn. Khi đó, có thể ảnh hưởng trực tiếp dẫn đến rủi ro cho các nhà đầu tư nhỏ, không có quyền quản lý hay điều hành trong thực tế.
2. Quy định của pháp luật về hạn chế sở hữu chéo:
Theo quy định của luật Doanh nghiệp năm 2020.
“Điều 195. Công ty mẹ, công ty con
2. Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
3. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp mới theo quy định của Luật này.”.
Như vậy, các công ty con không được sở hữu chéo lẫn nhau theo khoản 2. Hay những tính chất phản ánh tương tự với doanh nghiệp có vốn sở hữu nhà nước như quy định tại khoản 3. Đây là những hạn chế được pháp luật đặt ra. Mang đến các rào cản nhất định cho những công ty con trong hoạt động của nó. Cần thiết phản ánh những hiệu quả hoạt động trên thực tế. Và mang đến sự phản ánh về giá trị vốn, phân chia lợi nhuận. Cũng như hoạt động vì lợi ích xây dựng cho các công ty con mà không bị chi phối lợi ích bởi các công ty con khác. Hướng đến những lợi ích tốt nhất được tìm kiếm.
Ngoài ra, các công ty không có cổ phần, phần vốn góp nhà nước nắm giữ đã thực hiện góp vốn, mua cổ phần trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 có quyền mua bán, chuyển nhượng, tăng, giảm phần vốn góp, số cổ phần nhưng không được làm tăng tỉ lệ sở hữu chéo hiện có.
Phân tích quy định:
Với công ty mẹ và công ty con, sự hạn chế được đặt ra trong quy định của pháp luật hiện hành. Mang đến những đảm bảo cho hiệu quả hoạt động được phản ánh trên thực tế. Các trường hợp bị hạn chế sở hữu chéo được quy định cụ thể. Khi đó, hiệu quả trong hoạt động của các công ty con được phản ánh với những số liệu thực tế. Tưởng tượng nếu sở hữu chéo xảy ra, các lợi nhuận tìm kiếm khó có thể phản ánh độc lập. Nó có thể được ghi nhận trong công ty con này. Và cũng được ghi nhận trong công ty con khác. Như vậy, tính chất phản ánh hiệu quả không được đảm bảo trên thực tế.
Điều này mang đến các rủi ro cũng như tác động sai lệch trên phản ánh thực tế. Bởi không đảm bảo trong đánh giá hay phân tích hoạt động doanh nghiệp. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư và lợi ích tìm kiếm của nhà đầu tư. Khi doanh nghiệp có hoạt động không hiệu quả, rủi ro có thể xảy ra khi nhà đầu tư khó tìm lại vốn.
Cũng như gây trở ngại và khó khăn hoạt động quản lý của nhà nước. Các nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà nước cũng khó được đảm bảo. Gây ra hàng loạt những biến đổi bất ổn cho nền kinh tế. Bởi doanh nghiệp con luôn được quản lý và tác động bởi các công ty mẹ. Và giữa chúng không được có những sở hữu vốn hay cổ phần lẫn nhau.
3. Chế tài đối với các vi phạm quy định về hạn chế sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp:
– Quyền từ chối của cơ quan đăng kí kinh doanh:
Cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông công ty nếu trong quá trình thụ lý hồ sơ phát hiện việc góp vốn, mua cổ phần thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp liên quan đến việc vi phạm các quy định về hạn chế sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp. Tức là không bảo đảm cho tính chất hoạt động độc lập theo quy định của pháp luật.
– Chế tài với doanh nghiệp.
Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của các công ty có liên quan chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ đúng quy định tại Điều 195 Luật Doanh nghiệp khi quyết định góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty khác. Tức là hoạt động này cần thiết được thực hiện trong quản trị hiệu quả.
Các quy định trong hạn chế sở hữu chéo phần vốn góp và cổ phần đã được đặt ra trong luật. Do đó nếu không đảm bảo thực hiện là đang vi phạm quy định của pháp luật hiện hành. Khi thực hiện mua cổ phần hay phần vốn góp của công ty khác, các chủ thể này phải quan tâm và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Trường hợp cố tình vi phạm, doanh nghiệp sẽ bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Trong đó, chính phủ có quy định chi tiết với các chế tài bắt buộc thực hiện. Đó là yêu cầu khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 39
“Điều 39. Vi phạm quy định đối với doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình công ty mẹ, công ty con
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công ty con đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ;
b) Các công ty con của cùng một công ty mẹ cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau;
c) Các công ty con có cùng công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thoái vốn, rút cổ phần từ công ty mẹ hoặc công ty con khác đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này;
b) Buộc thoái vốn khỏi doanh nghiệp được thành lập đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.”
Như vậy, với các vi phạm được thực hiện, người vi phạm phải chịu các trách nhiệm đặt ra. Bên cạnh các hậu quả nếu có cũng sẽ phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng. Trong trường hợp này, Chủ tịch công ty hoặc thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị có liên quan cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại xảy ra cho công ty khi có vi phạm.
Tất cả nhằm hướng đến hiệu quả trong hoạt động kinh doanh hay tìm kiếm lợi nhuận cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp. Đặc biệt giúp các nhà đầu tư đưa ra đánh giá và phân tích hiệu quả đối với hoạt động đầu tư của mình.