Chữ viết là hình thức biểu hiện tư duy của con người. Theo phương diện giám định, cấu trúc của chữ viết gồm hình dạng: chữ, số, đường nét; Công dụng: lưu giữ ngôn ngữ; Bản chất: thói quen chuyển động được ghi lại trên bề mặt vật lưu vết. Giám định chữ viết là gì? Trình tự thủ tục giám định chữ viết như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Giám định chữ viết là gì?
Khái niệm giám định chữ viết: Giám định chữ viết trong khoa học điều tra hình sự là việc các chuyên gia giám định xem xét các đặc trưng như : các đặc điểm được tạo nên từ hệ thống chữ viết đã được học, đặc điểm cá nhân hay các đặc trưng không phổ biến với số đông người. Trong đó, các đặc điểm cá nhân về chữ viết, như: những đặc điểm độc đáo trong cách viết từng ký tự hoặc một số ký tự nhất định, độ nghiêng, khoảng trống, độ đậm nhạt khi viết, độ hằn của chữ trên giấy,… đóng vai trò quan trọng nhất trong một cuộc giám định chữ viết.
Cho đến nay, công tác giám định chữ viết còn gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biết là đối với chữ viết kiểu chữ in và chữ ký quá đơn giản, chỉ có vài nét xổ thẳng và hất ngang. Trong chuyên môn gọi chữ in là chữ trá hình, bởi người viết cố tình che đậy các nét chữ hất lên, nối ngang, xổ thẳng…. quen thuộc khi viết chữ bình thường. Những đặc điểm độc đáo như cách viết từng ký tự, độ nghiêng, khoảng trống, hoặc cách viết một số ký tự nhất định là những bằng chứng trong điều tra hình sự.
Các chuyên gia giám định sẽ xem xét, nghiên cứu để khái quát đặc trưng của từng loại chữ viết, từ đó xác định chủ nhân của nó đúng là tội phạm hay không.Các chuyên gia giám định xem xét các điểm đặc trưng sau: các đặc điểm phân loại được tạo nên từ hệ thống chữ viết đã được học, đặc điểm cá nhân hay các đặc trưng không phải là phổ biến với một số đông người. Trong đó, các đặc điểm cá nhân về chữ viết đóng vai trò quan trọng nhất trong một cuộc giám định chữ viết hình sự. Một mẫu chữ do một người đã được xác định viết được gọi là “mẫu chuẩn”. Nó phải càng giống bản chữ viết đang điều tra càng tốt, nhất là có những từ hoặc sự kết hợp các ký tự giống nhau. Càng có nhiều mẫu chữ để so sánh càng tốt.
Trong một số trường hợp, vẻ ngoài của chữ viết rất giống nhau, thì đó sẽ là một chứng cứ pháp lý quan trọng. Nếu có sự khác biệt rõ ràng giữa loại chữ mẫu với loại chữ nghi ngờ thì rõ ràng đó là do hai người khác nhau viết, trừ khi có căn cứ để lý giải sự khác nhau đó. Tuy nhiên, những điểm giống nhau về mặt hình thức trong chữ viết không phải là một chứng cứ duy nhất, bởi một đặc điểm riêng trong chữ viết của người này cũng có thể xuất hiện trong chữ viết của người khác. Các chuyên gia giám định chữ viết phải xem xét, cân nhắc hàng loạt các yếu tố khác và sự lặp lại của những điểm giống nhau.
Những sở thích trong cách viết có thể bị thay đổi do ma túy, rượu hay các yếu tố khác khiến việc giám định chữ viết gặp nhiều khó khăn. Không có nguyên tắc, công thức rõ ràng nào trong giám định chữ viết, vì vậy, các chuyên gia đã phát triển công tác giám định chữ viết trong khoa học hình sự thông qua những hoạt động điều tra phá án thực tế.Trong một số vụ án, để phát hiện ra các giấy tờ giả mạo, bề mặt tờ giấy thông thường sẽ có những chỗ tẩy xóa bằng tẩy, giấy nhám hoặc dao cạo. Những sửa đổi bằng loại mực khác màu cũng sẽ bị công nghệ tia hồng ngoại phát hiện. Tia hồng ngoại đôi khi còn có thể khôi phục nội dung một tài liệu đã bị hư hại nặng do bị đốt.
2. Quy trình 9 bước để giám định chữ viết:
Giám định chữ viết đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động điều tra tội phạm. Các chuyên gia giám định sẽ xem xét, nghiên cứu để khái quát đặc trưng của từng loại chữ viết, từ đó xác định chủ nhân của nó đúng là tội phạm hay không? Theo đó, để đảm bảo có kết luận chính xác nhất cần có quy trình giám định.
Một trong những nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp là phải tuân thủ theo quy trình, quy chuẩn chuyên môn cụ thể mà pháp luật quy định, công việc giám định chữ viết cũng không phải là ngoại lệ, nó buộc phải tuân thủ theo những quy trình nhất định để đảm bảo bản kết luận giám định cuối cùng có tính chính xác và khách quan cao nhất.
Quy trình giám định chữ viết có 9 bước sau đây:
Bước 1: Tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu và đối tượng giám định.
Việc tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu và đối tượng giám định được thực hiện theo trình tự sau đây:
– Phân công cán bộ hoặc giám định viên nhận trực tiếp trưng cầu, yêu cầu và đối tượng giám định.
– Phân công cho giám định viên tư pháp về chữ viết tiếp nhận giám định, ghi rõ họ tên giám định viên, ngày tháng phân công.
– Giám định viên kiểm tra trưng cầu, yêu cầu giám định về tủ tục pháp lý, hành chính, kỹ thuật văn bản và tình trạng bao bì đóng gói, niêm phong đối tượng giám định và số lượng đối tượng giám định:
+ Nếu đạt được các yêu cầu trên, giám định viên chuyển cho cán bộ trực nhật của phòng kỹ thuật hình sự nhập số, vào sổ theo dõi giám định chung ngay sau khi tiếp nhận trưng cầu giám định và vào sổ giám định của đội (tổ) trước khi tiến hành giám định.
+ Nếu không đạt yêu cầu thì đề xuất từ chối giám định hoặc hướng dẫn bổ sung thủ tục.
Bước 2: Tiếp nhận yêu cầu, trưng cầu và đối tượng giám định.
– Phân loại. đánh ký hiệu đối tượng giám định.
– Xác định tính khách quan của đối tượng giám định.
– Phát hiện các dấu vết khác (có thể có) như dấu vết đường vân, tẩy xóa, điền thêm, lắp ghép…
– Lựa chọn phương pháp, phương tiện giám định.
– Chụp ảnh (photocoppy) hoặc quét scan đối tượng giám định.
Bước 3: Giám định tách biệt.
– Phân tích đặc điểm chung chữ viết trên tài liệu cần giám định; đồng thời phân tích đặc điểm chung chữ viết trên tài liệu mẫu so sánh.
– Phân tích đặc điểm riêng chữ viết trên tài liệu cần giám định và tài liệu mẫu so sánh.
Bước 4: Giám định so sánh.
– So sánh đặc điểm chung giữa chữ viết trên tài liệu cần giám định với chữ viết trên tài liệu mẫu so sánh.
– So sánh đặc điểm riêng giữa chữ viết trên tài liệu cần giám định với chữ viết trên tài liệu cần so sánh.
Bước 5: Đánh giá, kết luận.
Từ kết quả so sánh trên đánh giá, nghiên cứu và đưa ra một trong các kết luận giám định sau:
- Kết luận khẳng định:
+ Khẳng định đồng nhất.
+ Khẳng định không đồng nhất.
- Kết luận khả năng
+ Khả năng đồng nhất.
+ Khả năng không đồng nhất.
- Không đủ cơ sở kết luận.
Bước 6: Xây dựng hồ sơ giám định.
Hồ sơ giám định phải bao gồm các tài liệu sau đây:
– Quyết định trưng cầu giám định.
– Biên bản mở niêm phong.
– Biên bản giám định.
– Kết luận giám định.
– Bản ảnh giám định.
– Biện bản thực nghiệm.
Bước 7: Hoàn thành quá trình giám định.
– Giám định viên chỉ huy đội duyệt kết quả giám định.
– Chỉ huy đội trình lãnh đạo phòng duyệt và nhận lại văn bản dự thảo đã được duyệt.
– Lãnh đạo phòng chuyển cho giám định viên đánh máy kết luận giám định theo mẫu.
– Giám định viên đánh máy, ký và trình lãnh đạo phòng ký kết luận giám định.
– Giám định viên kiểm tra, đóng gói và niêm phong đối tượng giám định trả cơ quan trưng cầu.
Bước 8: Trả kết luận giám định và đối tượng giám định.
– Giám định viên đóng dấu kết luận giám định (chỉ đóng dấu bản gửi đi).
– Giám định viên đóng gói kết luận giám định và gửi kết luận giám định cùng đối tượng giám định trong cùng một bì cho người trưng cầu, yêu cầu giám định.
– Trả hồ sơ giám định cho phòng giám định lưu.
Bước 9: Lưu hồ sơ giám định.
Hồ sơ giám định lưu tại phòng giám định trong 05 năm. Cơ quan quản lý hồ sơ nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an tỉnh, thành phố lưu 2 năm tiếp theo.
Thời gian thực hiện quy trình giám định nêu trên từ 05 đến 15 ngày.
3. Thủ tục giám định chữ viết trong tố tụng dân sự:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có cho cô Tuyền mượn số tiền 40.000.000đ, cô Tuyền có ký giấy xác nhận mượn tiền hứa 60 ngày sau khi mượn cô ta trả nhưng hôm nay cô ta không trả. Mà còn nói chữ ký không phải cô ta ký tôi đã gửi đơn thư ra tòa án huyện, vậy tôi muốn xác thực chữ ký tòa án có thẩm quyền ra sao về vấn đề này?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 22 Luật giám định tư pháp 2012, trong trường hợp bạn muốn giám định chữ kí của chị Tuyền thì trước hết, bạn cần gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hàng tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 7 ngày phải thông báo cho bạn. Hết thời hạn 7 ngày kể trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối, bạn có quyền tự mình yêu cầu giám định.
Đối với thủ tục giám định, theo Điều 26,
– Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
– Nội dung yêu cầu giám định;
– Tên và đặc điểm của đối tượng giám định;
– Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
– Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;
– Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.
Mặt khác, Điều 79 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định người giám định như sau:
“Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà Tòa án trưng cầu giám định hoặc được đương sự yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 102 của Bộ luật này.”
Như vậy, khi bạn muốn giám định chữ ký người vay tiền thì bạn có thể yêu cầu tòa án tiến hành thủ tục giám định. Khi đó tòa án sẽ yêu cầu người giám định tiến hành thủ tục giám định chữ viết trong hợp đồng vay tiền của bạn.
4. Quy định về giám định chữ ký chữ viết:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư! Luật sư làm ơn tôi hỏi là hiện giờ giám định chữ ký chữ viết, giám định đã khoa học chưa ạ? Tôi đang có một số vướng mắc về giấy tờ, vào thời điểm 2004-2009 mẹ tôi có viết một lá đơn cho tôi ký vào ,tôi không nhớ rõ mình có được ký không, nên tôi muốn yêu cầu giám định, liệu có biết là chữ viết và chữ ký có cùng một thời điểm không? Nếu đơn viết trước và ký sau 1 đến 2 năm thì giám định có ra không ạ? Xin Luật su giúp tôi với, xin chân thành cảm ơn Luật sư ạ?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 3 Điều 2 Luật giám định tư pháp 2012 Người yêu cầu giám định tư pháp như sau:
“ Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo”.
Như vây, để có thể yêu cầu giám định theo luật bạn phải đáp ứng các điều kiện
– Đã có đơn yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, tòa án, viện kiểm sát), người tiến hành tố tụng (kiểm sát viên, điều tra viên, thẩm phán) trưng cầu giám định mà không được chấp nhận;
– Phải là một trong những người sau đây: đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Bạn không đáp ứng được hai điều kiện ở trên để là người có quyền yêu cầu giám định theo luật.Tuy nhiên, hiện nay với chủ trương xã hội hóa hoạt động giám định ngoài các cơ quan giám định công lập đã có những tổ chức giám định ngoài công lập mở ra. Trường hợp bạn có thể liên hệ các tổ chức giám định này để yêu cầu được giám định, tuy nhiên, nếu yêu cầu giám định của bạn được tiếp nhận thì kết quả giám định của bạn chỉ mang tính tham khảo, nó không có giá trị pháp lý như là bằng chứng khi bạn có xảy ra tranh chấp hoặc khi kiện ra tòa.
Về vấn đề bạn hỏi, Việc giám định chữ viết, chữ ký có phải của bạn hay không? Có thể có trường hợp viết trước và ký sau 1 đến hai năm bằng phương pháp giám định tuổi mực như bạn băn khoăn là hoàn toàn có thể xác định được. Đây là một trong các nghiệp vụ của tổ chức giám định.
Cũng phải khẳng định công việc giám định chữ ký, chữ viết là công việc rất phức tạp nhưng có thể xác định dựa trên độ đậm nhạt, độ nghiêng, tính liên tục của mực có bất thường hay không khi phóng to phân tích trên kinh hiển vi…
Đối với giám định tuổi mực cũng vậy, chữ viết trước và sau cũng sẽ có sự khác nhau về tốc độ phản ứng hóa học của hợp chất có trong mực vào giấy và không khí. Từ đó có thể xác định ra chữ nào viết trước và chữ nào được thêm vào sau đó.
Hơn nữa, Trạng thái tâm lý của người viết cũng khác nhau, thậm chí của cùng một người ở hai thời điểm khác nhau cũng khác nhau. Giám định viên cũng có thể dựa vào mẫu mực viết đối chiếu loại mực viết sẽ thấy có sự khác nhau về thành phần mực.
Nhiều trường hợp giả mạo chữ ký, chữ viết nhìn bằng mắt thường có vẻ giống với chữ viết thật nhưng bằng các phương pháp nghiệp vụ cùng các máy móc chuyên ngành khi đã phân tích các yếu tố trên thì sẽ phát hiện ra ngay là giả.
Các vấn đề ở trên bạn hỏi đều nằm trong nghiệp vụ giám định của các tổ chức giám định và hoàn toàn có thể thực hiện được tại các tổ chức giám định ở Việt Nam.
5. Giấy tờ và hồ sơ xin giám định chữ viết:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư tư vấn: cách đây hai năm có một người viết biên nhận nhận tiền của em. Hiện nay em đưa ra người ta nói là không phải người ta viết, hai bên muốn làm sáng tỏ cùng thống nhất đi giám định chữ viết trên biên nhận này. Xin luật sư hướng dẫn cần đến cơ quan nào để được giám định kết quả chữ viết trong biên nhận có đúng của người đó hay không? Thủ tục cần giấy tờ và hồ sơ gì? Trân trọng cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật giám định tư pháp 2012, Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật giám định tư pháp 2012.
Khoản 3 Điều 2 Luật giám định tư pháp 2012 quy định như sau:
“3. Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.”
Đồng thời, Khoản 1 Điều 102
Theo quy định trên, để giám định chữ ký trong giấy biên nhận, trước tiên bạn làm đơn khởi kiện tới
Nếu Toà án từ chối yêu cầu của bạn, trong thời hạn 07 ngày phải thông báo cho bạn bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, bạn có quyền tự mình yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 22 Luật giám định tư pháp 2012.
Nơi yêu cầu trưng cầu giám định chữ ký là Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an.