Gia đình có công với cách mạng được hiểu như thế nào? Hình thức ghi nhận là gia đình có công với cách mạng, giúp đỡ cách mạng? Trách nhiệm của Nhà nước, các ban ngành đoàn thể đối với gia đình có công với cách mạng?
Gia đình có công với cách mạng là những hộ gia đình luôn nhận được những sự quan tâm, hỗ trợ từ phía xã hội. Vậy theo quy định pháp luật thì ta phải hiểu gia đình có công với cách mạng là gì? được quy định như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi năm 2012;
Mục lục bài viết
1. Gia đình có công với cách mạng được hiểu như thế nào?
Theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 đã dành hẳn một mục để quy định về người có công với cách mạng. Tại mục 11 Người có công với cách mạng, ta có thể thấy việc quy định về người có công với cách mạng như sau:
Tại Điều 32 đã khái quát chung về người có công với cách mạng
Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm:
1. Người được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”;
2. Người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945;
3. Người được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến;
4. Người trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến.
Như vậy, ta có thể thấy rõ qua quy định trên về người có công với cách mạng, giúp đỡ cách mạng là người thuộc một trong bốn trường hợp nêu trên. Việc xác định người có công với cách mạng, giúp đỡ cách mạng đã được Nhà nước xác định thông qua hình thức như tặng kỷ niệm chương hay bằng có công với Nhà nước đối với cá nhân. Một đối tượng khác thường gặp và hay được Nhà nước có những chính sách xã hội và Xã hội các ban ngành đoàn thể dành sự quan tâm vô cùng đặc biệt đó chính là những Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng sẽ được Nhà nước trao bằng để ghi nhận công lao đóng góp và công nhận đối tượng có công với cách mạng, có công với Nhà nước. Bên cạnh đó sẽ là những người trực tiếp tham gia kháng chiến được tặng Huân Huy chương kháng chiến. Không chỉ cá nhân những người được tặng Huân Huy chương được công nhận là người có công với cách mạng, giúp đỡ cách mạng mà gia đình của những đối tượng đó cũng được công nhận là những người có công sức đóng góp với cách mạng.
2. Hình thức ghi nhận là gia đình có công với cách mạng, giúp đỡ cách mạng:
Theo quy định tại Điều 32 trong
1. Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” và người có công giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” được hưởng trợ cấp hàng tháng và các chế độ ưu đãi khác như đối với thân nhân liệt sĩ quy định tại Pháp lệnh này.
2. Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huân chương kháng chiến và người có công giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến được hưởng trợ cấp hàng tháng; Nhà nước mua bảo hiểm y tế; khi chết thì người tổ chức mai táng được hưởng một khoản trợ cấp và mai táng phí.
3. Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huy chương kháng chiến và người có công giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Huy chương kháng chiến được hưởng trợ cấp một lần; Nhà nước mua bảo hiểm y tế; khi chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí.
4. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công”, Bằng “Có công với nước”, Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến.
5. Người đã được công nhận và hưởng các chế độ ưu đãi quy định tại Điều 9, Điều 10 hoặc Điều 30 thì không thuộc đối tượng áp dụng của Điều này.
Như vậy, ta có thể thấy rõ một điều Nhà nước luôn có những chế độ và chính sách đặc biệt quan tâm và ưu đãi với những người và những gia đình có công với cách mạng. Các gia đình và những cá nhân có công với cách mạng sẽ được tặng Huân Huy chương hay bằng khen là những đối tượng có công với cách mạng với Nhà nước.
Việc khen tặng không chỉ là để thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng của Nhà nước của toàn xã hội với những người có công với cách mạng, những gia đình có công với cách mạng mà còn là một trong những hình thức công nhận đây là những đối tượng đặc biệt để các thủ tục hành chính hay cách thực hiện áp dụng chính sách với những gia đình có công với cách mạng cũng dễ dàng được thực hiện hơn.
3. Trách nhiệm của Nhà nước, các ban ngành đoàn thể đối với gia đình có công với cách mạng:
Đối với Nhà nước , các ban ngành đoàn thể thì đây là một trách nhiệm vô cùng quan trọng không được bỏ qua đối với các cá nhân hay hộ gia đình có công với cách mạng. Việc thực hiện các trách nhiệm này được pháp luật quy định rất rõ ràng thông qua việc phân chia cụ thể các trách nhiệm theo từng ban ngành, lĩnh vực riêng như sau:
+ Đối với chính phủ
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng.
+ Đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng.
+ Đối với Ủy ban nhân dân các cấp
Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng trong phạm vi địa phương mình; cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng tại địa phương.
+ Đối với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trực tiếp quản lý theo quy định của Pháp lệnh này.
+ Đối với Bộ Tài chính
Bộ Tài chính bảo đảm ngân sách, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc miễn, giảm thuế đối với người có công với cách mạng và hỗ trợ cơ sở vật chất, nguồn vốn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trường, lớp dạy nghề cho thương binh, bệnh binh.
+ Đối với Bộ Xây dựng
Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi về hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh này phù hợp với khả năng của Nhà nước và địa phương.
+ Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi đối với người sử dụng đất là người có công với cách mạng; đất dành riêng cho các công trình ghi công liệt sĩ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương binh, bệnh binh, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng cho thương binh, bệnh binh và những người có công với cách mạng khác.
+ Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện chế độ ưu tiên, ưu đãi trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp bằng các hình thức ưu tiên giúp đỡ về giống, vật nuôi, cây trồng, thuỷ lợi phí, chế biến nông sản, lâm sản, áp dụng khoa học – công nghệ trong sản xuất; ưu đãi trong khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến diêm và phát triển ngành nghề ở nông thôn đối với người có công với cách mạng.
+ Đối với Bộ Y tế
Bộ Y tế hướng dẫn các điều kiện, tiêu chuẩn, quy chế chuyên môn, kỹ thuật bảo đảm việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, bảo hiểm y tế đối với người có công với cách mạng.
+ Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ưu tiên, ưu đãi đối với người có công với cách mạng và con của họ theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
4. Thế nào là gia đình có công với cách mạng?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư Luật Dương gia, tôi có một vấn đề vướng mắc cần sự hỗ trợ và giải đáp từ phía Luật sư Luật Dương gia như sau: Gia đình tôi có đóng góp hộ cho bộ đội kháng chiến thời kỳ 1947 – 1948, Trung đoàn 165 tại xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang 03 con trâu để mổ làm thực phẩm và 500Kg thóc nếp và bạc. Đến năm 1959 Gia đình tôi có đóng góp cho xã Xuân Giang trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ là 13 con trâu và ông nội tôi cũng được nhà nước trao tặng huy chương kháng chiến hạng hai trong thời kỳ chống Pháp ký ngày 12/01/1962. Vậy tôi hỏi trong trường hợp này gia đình ông nội tôi có được công nhận gia đình có công với cách mạng không? Xin luật sư trả lời và tư vấn cho tôi. Tôi xin cảm ơn Luật sư Luật Dương gia.
Luật sư tư vấn:
Điều 2 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi năm 2012 quy định người có công với cách mạng như gồm những đối tượng như sau:
“1. Người có công với cách mạng:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Liệt sĩ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.”
Trong đó, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế là người tham gia kháng chiến được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến.
Theo quy định trên, trường hợp ông nội bạn được trao tặng huy chương kháng chiến hạng Hai trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp nên được hưởng chế độ ưu đãi dành cho đối tượng người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế và được hưởng chế độ quy định tại Điều 31
Trước đây, có Thông tư số 16-TBXH ngày 11 tháng 10 năm 1977 của Bộ Thương binh xã hội (nay đã hết hiệu lực thi hành) có giải thích khái niệm người và gia đình có công với cách mạng như sau:
– Những người và gia đình có công với cách mạng là những người và gia đình có công trực tiếp giúp đỡ cách mạng khi chưa giành được chính quyền, hoặc trong vùng bị địch kìm kẹp, khủng bố gắt gao…; sự giúp đỡ này nếu bị lộ sẽ dẫn đến nguy hiểm cho người giúp đỡ cách mạng về tính mạng, tài sản như bị địch bắt bớ, tù đày, sát hại, triệt phá nhà cửa v.v…Người có công với cách mạng được hưởng chế độ đãi ngộ là người đã trực tiếp giúp đỡ cách mạng, được đứng tên trong
– Gia đình có công với cách mạng là gia đình có chủ gia đình và ít nhất là một người thân nữa trở lên (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con…) cùng sống chung trong gia đình lúc đó đã trực tiếp giúp đỡ cách mạng.Trong gia đình có công với cách mạng chỉ người có công chủ yếu được đứng tên trong
Tuy nhiên, hiện nay không có văn bản pháp luật nào quy định về gia đình có công với cách mạng và chế độ, chính sách đối với đối tượng này nữa.
Trường hợp người trong gia đình bạn thuộc trường hợp quy định tại Điều 32 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 thì người đó được hưởng chế độ đối với người có công giúp đỡ cách mạng.