Một số khái niệm, Thế nào là bằng chứng ngoại tình, Tin nhắn có được coi là bằng chứng ngoại tình không, Người ngoại tình bị xử lý như thế nào, Ly hôn khi vợ/chồng ngoại tình
Hiện nay, tình trạng ngoại tình ngày càng phổ biến, một trong hai bên không tuân thủ nguyên tắc một vợ một chồng dẫn trong pháp luật Hôn nhân gia đình đến mối quan hệ hôn nhân giữa hai người bị đổ vỡ. Trong trường hợp này người vợ hoặc người chồng nếu không xử lý khôn ngoan và đúng pháp luật thì rất khó nhận được sự đồng tình của Hội đồng xét xử. Vậy thế nào là bằng chứng ngoại tình? Tin nhắn có được coi là ngoại tình không?
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
–
–
Mục lục bài viết
1. Một số khái niệm:
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
Ngoại tình được hiểu là hành vi của của một người khi đã kết hôn mà còn có hành vi giấu giếm để qua lại với người khác ở bên ngoài, tiến tới hành vi quan hệ tình dục bất chính với người khác mà không phải vợ hay chồng hợp pháp của mình, không chung thủy trong mối quan hệ vợ chồng.
Để chứng minh vợ hoặc chồng ngoại tình mà không thể chối cãi thì cần phải có bằng chứng.
2. Thế nào là bằng chứng ngoại tình?
Không phải mọi bằng chứng ngoại tình được xem là bằng chứng, chỉ những chứng cứ theo quy định tại Điều 93
“Điều 93. Chứng cứ
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.”
Theo Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
– Nguồn là tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử
– Nguồn vật chứng;
– Chứng cứ từ lời khai của đương sự;
– Chứng cứ từ lời khai của người làm chứng;
– Kết luận giám định của bên cơ quan điều tra có thẩm quyền;
– Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;
– Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản của các bên thẩm định giá;
– Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
Các chứng cứ bạn thu thập được phải đảm bảo tuân theo luật tố tụng hình sự, hợp pháp. Bên cạnh đó, chúng phải có tính chất chân thực, chính xác, không bị dựng chuyện. Như vậy, bằng chứng ngoại tình là các chứng cứ được thu thập theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, phải là những gì có thật, những bằng chứng giả tạo, không có thật sẽ bị bác bỏ và có thể bị phạt nếu giao nộp trước Tòa.
Bằng chứng ngoại tình là các chứng cứ chứng minh được, chồng hoặc vợ đang thực hiện hành vi chung sống với một người khác như vợ chồng ngoài quan hệ hôn nhân chính thống. Đó có thể là hình ảnh, tin nhắn,… giữa chồng/ vợ và người ngoại tình cùng đó.
Chứng cứ ngoại tình phải đảm bảo yếu tố khách quan, hợp pháp không mang tính chất cá nhân. Những chứng cứ bất hợp pháp đương nhiên cũng sẽ không được pháp luật công nhận.
Ví dụ: có thể sử dụng tin nhắn của người tình gửi đến chồng hoặc vợ mình nhưng lại không thể đưa ra bằng chứng là thư từ gửi riêng giữa hai người họ. Bởi khi đưa ra bằng chứng này sẽ vi phạm bí mật thư tín, có thể cũng sẽ không được Tòa án công nhận.
3. Tin nhắn có được coi là bằng chứng ngoại tình không?
Trong đó, tin nhắn được xếp vào loại chứng cứ được thu thập từ tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử. Tuy nhiên, để tin nhắn trở thành bằng chứng ngoại tình thì việc thu thập phải từ những nguồn cụ thể sau:
– Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
– Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
– Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử…
Do đó, tin nhắn là một dạng thông điệp dữ liệu điện tử nhìn được, đọc được nhưng để được công nhận là chứng cứ thì phải có văn bản xác nhận hoặc xuất xứ của tài liệu đó dựa trên:
– Sim điện thoại gửi tin nhắn có phải là của người tình không
– Chứng minh được người nhắn tin cho vợ/ chồng chính là người tình của họ.
4. Người ngoại tình bị xử lý như thế nào?
Trong trường hợp ngoại tình bị phát hiện, có đầy đủ các chứng cứ chứng minh hợp pháp thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
Phạt vi phạm hành chính:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
– Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
– Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
– Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
Như vậy, hành vi ngoại tình với người đã có gia đình có thể bị phạt hành chính đến 5 triệu đồng.
Truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 182
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà hành vi này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể, người có hành vi ngoại tình với người đã có gia đình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng với mức hình phạt cao nhất lên đến 03 năm tù. Chi tiết như sau:
– Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
+ Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
+ Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó
5. Ly hôn khi vợ/chồng ngoại tình:
Trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn, nguyên đơn có quyền cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện theo quy định tại Điều 6
Theo quy định tại điểm d, khoản 4, Điều 7
– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.
-Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.
Hồ sơ để thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn:
– Đơn khởi kiện ly hôn đơn phương theo Điều 189 BLTTDS 2015;
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính);
– Hộ khẩu (Bản sao);
– Bản sao chứng minh nhân dân của vợ và chồng;
– Bản sao giấy khai sinh của con chung (nếu có con);
– Các giấy tờ chứng minh về tài sản và quyền nuôi con.
Theo quy định tại Điều 26, Điều 35, Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện nơi mà người bị kiện cư trú.