Hiện nay trên thị trường lao động các cụm từ như nhân viên và cộng tác viên không còn xa lạ với chúng ta, nhưng ít ai biết về bản chất của các hình thức này. Với các thắc mắc thường gặp như như nhân viên công ty là gì? Cộng tác viên có phải là nhân viên không? CÙng tìm hiểu dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về người lao động:
1.1. Người lao động:
Người lao động là các cá nhân tham gia hoạt động sản xuất để đem lại các giá trị về vật chất để nuôi sống bản thân và phát triển kinh tế, người lao đông được xem nhu là nhân tố quan trọng để quyết định sự phát triển của nền kinh tế. Tại Khoản 4 điều 18 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về người lao động như sau:
4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.
Như vậy độ tuổi lao động là độ tuổi theo quy định của pháp luật từ Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên thì sẽ được tham gia vào các quan hệ lao động, giao kết các hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật. đối với các độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó thì mới được tham gia các hợp đồng lao động theo quy định. theo đó có thể thấy hợp đồng lao động quy định về các nội dung quyền và nghĩa vụ của người lao động theo hợp đồng lao động.
Các trường hợp Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động thì hợp đồng lao động đó vẫn có giá trị pháp lý, Nhung bên cạnh đó Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động, Nếu trong các trường hợp Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động thi hợp đồng lao động đó không có giá trị theo quy định của pháp luật
1.2. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:
Trong quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động nếu người lao động trong điều kiện làm việc có những lý do như công việc không phù hợp, Doanh nghiệp không đảm bảo các chế độ cho người lao động Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động… Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động theo quy định của pháp luật. Tại bộ luât lao động 2019 Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động quy định:
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định
Theo đó, Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động trong khoảng thời gian được quy định như trên vì khi chấm dứt hợp đồng lao động quá đột ngột thi người sử dụng lao động không thể đảm bảo được công việc, để giảm các thiệt hại về kinh tế và để có thời gian hoàn tất các quyền và nghĩa vụ cho người lao động và người lao động thực hiện các nghĩa vụ đối với phần việc hay bàn giao lại đông việc cho phía người sử dụng lao động, với các quy định về thời gian như Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng và Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.
Ngoài ra đối với các trường hợp như Không được bố trí theo đúng công việc, Không được trả đủ lương, Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập, Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc, Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc, Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì người lao động không cần báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với ngươi sử dụng lao động. Trên thực tế người lao động khi nghỉ việc đôt ngột vẫn lúng túng và chưa biết cách để hưởng các quyền lợi theo quy định. Chính vì thế các quy định về quyền lợi cua người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cần
2. Nhân viên công ty là gì, Cộng tác viên có phải là nhân viên không?
2.1. Nhân viên công ty là gì?
Nhân viên công ty là người lao động có đủ độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật và có đủ sức khỏe để tham gia vào các quan hệ lao động, ký kết hợp đồng với người sử dụng lao động, được thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định.
2.2. cộng tác viên có phải nhân viên công ty không?
Cộng tác viên là cá nhân làm việc theo chế độ cộng tác với một tổ chức và không thuộc biên chế của tổ chức đó. Cộng tác viên được trả thù lao theo từng công việc hoàn thành, hoặc theo tiến độ thực hiện công việc. Trên thực tế, các doanh nghiệp thường tuyển dụng các cộng tác viên để thực hiện, hỗ trợ các công việc kết thúc trong một thời hạn nhất định, ít kéo dài; thời gian, địa điểm làm việc thường tự do; thù lao được trả gói gọn theo công việc được giao, tính theo sản phẩm, cách thức trả là tạm ứng và tất toán khi xong công việc.
3. Hợp đồng cộng tác viên có phải là hợp đồng lao động không?
Tại Điều 15
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động
Người lao động và người sử dụng lao động ký kết hợp đồng khi phát sinh quan hệ lao động. Khái niệm quan hệ lao động được đề cập tại Khoản 6, Điều 3 “Bộ luật lao động năm 2019” quy: “Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động”. Theo quy định tại Điều 22, “Bộ luật lao động 2019”, hợp đồng lao động có 03 loại:
+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
+ Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Điều 518 “Bộ luật dân sự 2015” có quy định về hợp đồng dịch vụ:
“Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”.
Như vậy theo các quy định trên, hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng dịch vụ, bên cạnh đó, bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc là cộng tác viên và bên thuê dịch vụ là bên nhận cộng tác viên làm việc, đồng thời phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ này.
Nếu doanh nghiệp tuyển dụng người lao động dưới hình thức cộng tác viên thì hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng lao động nếu có phát sinh quan hệ lao động và cộng tác viên la nhân viên của công ty đó, công việc tính chất làm công ăn lương, người lao động chịu sự ràng buộc nhất định theo các quy định, quy chế làm việc của công ty (như buộc phải tuân thủ về thời gian làm việc trong một ngày, số ngày trong một tuần, thời gian nghỉ ngơi, nghỉ lễ, tết…) thì người được tuyển dụng xem như đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và tùy theo thời hạn ký kết hợp đồng mà xác định đó là hợp đồng lao động nào dựa trên quy định của pháp luật. Trên đây là bài viết của chúng tôi về nội dung Nhân viên công ty là gì? Cộng tác viên có phải là nhân viên không? và các thông tin pháp lý khác.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến : Bộ Luật Lao Động 2019