Lặng lẽ Sa Pa được Nguyễn Thành Long xây dựng từ một tình huống đơn giản. Với câu chuyện đầy chất thơ, tác giả đã đưa người đọc đến với Sa Pa thơ mộng để cảm nhận về những con người lặng lẽ làm việc và lo nghĩ cho đất nước. Sau đây là thể loại và phương thức biểu đạt tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Thể loại và phương thức biểu đạt tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa:
Thể loại: truyện ngắn
Phương thức biểu đạt: tự sự và biểu cảm
“Lặng lẽ Sa Pa” kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ, bác lái xe và anh thanh niên làm khí tượng trong vòng nửa giờ trên đỉnh núi Yên Sơn khi xe dừng lại. Ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên trên núi. Anh bộc bạch với họ về công việc, về cuộc sống, về những suy nghĩ của mình. Ông họa sĩ đã kịp ghi lại ký họa chân dung anh. Anh muốn giới thiệu với ông họa sĩ những người khác xứng đáng hơn để vẽ. Họ chia tay nhau trong niềm xúc động. Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đơn giản, nhẹ nhàng, giàu chất thơ, giọng kể tự nhiên, kết hợp khéo léo giữa tự sự, trữ tình và bình luận. Chính các thể hiện này đã cho ta một thiên truyện hấp dẫn, đầy sức thuyết phục về hình ảnh đẹp của những người lao động bình dị, thầm lặng.
2. Nét đặc sắc về phương thức biểu đạt tác phẩm Lặng lẽ Sapa:
Phương thức biểu đạt chính của truyện là tự sự: Có cốt truyện, có nhân vật, có tình tiết, có người kể chuyện, thể hiện theo nguyên tắc khách quan. Tuy nhiên sức hấp dẫn của Lặng lẽ Sa Pa lại ở chất trữ tình: Những đoạn tả cảnh thiên nhiên Sa Pa thật thơ mộng nên thơ như những bức tranh đẹp.
Đây là bức tranh ở đầu tác phẩm: “Nắng bây giờ bắt đầu lên tới đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn trong lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương”. Và đây là cảnh cuối: “…nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo”. Chất trữ tình chủ yếu toát ra từ cuộc sống, tâm hồn, ý nghĩ, cảm xúc của những con người trong truyện. Một cô gái rất hồn nhiên trẻ trung, từ bỏ phố phường phồn hoa để đến một nơi núi rừng sâu thẳm, một ông hoạ sĩ sắp về hưu nhưng cháy bỏng khát vọng sáng tạo nghệ thuật, tâm hồn vẫn còn rất nhạy cảm, yêu đời. Một anh thanh niên mới nhìn tưởng “cổ độc nhất thế giới’ nhưng thế giới tâm hồn thật phong phú, sôi động, luôn nhận ra mối dây liên hệ, sự gắn bó của mình với mọi người, mọi miền của Tổ quốc. Anh tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời, tìm được niềm vui không bao giờ cạn trong những công việc mình làm hàng ngày.
Trong truyện có những chi tiết giàu chất thi ca: Cô gái bất giác đỏ mặt lên/ bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong… ngay dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang ngắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với ngựời quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên cô đỡ lấy/ vị hoạ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi cũng đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài…
Xây dựng chân dung nhân vật được ghi lại được đánh giá qua những cảm nhận trực tiếp nhưng không hề nhạt nhòa bởi được khắc họa qua nhiều điểm nhìn và miêu tả tinh tế. Chất thơ của “Lặng lẽ Sa Pa” cũng phụ trợ đắc lực cho bài ca, ca ngợi con người bình dị mà cao quý: trong tình huống trữ tình, trong bức tranh thiên nhiên, trong lời đối thoại, nhưng quan trọng nhất đó là những ý nghĩ, cảm xúc của người trong cuộc và vẻ đẹp rất đỗi nên thơ, nên hoạ, nên nhạc của lối sống mà nhân vật chính gợi ra. Diễn biến của câu chuyện được kể theo thời gian, cái gì có trước, kể trựớc, cái gì diễn ra sau kể sau. Các chi tiết đơn giản, bình thường như cuộc sống: xe dừng, theo gợi ý của bác lái xe, mọi người rủ nhau đi thăm một ngựời, rồi cùng đi, đến nhà người ấy, nói chuyện, nghe chuyện, nhận quà, rồi lại về xe và đi tiếp. Tuy không dùng ngôi thứ nhất, nhưng phần lớn người kể chuyện nhập vai vào nhân vật ông hoạ sĩ, và chủ yếu qua cách nhìn, sự suy nghĩ của ông mà quan sát và miêu tả từ phong cảnh thiên nhiên đến anh thanh niên – nhân vật chính của truyện. Phương thức biểu hiện chính của truyện là tự sự: có cốt truyện, có nhân vật, có tình tiết, có người kể chuyện, thể hiện theo nguyên tắc khách quan.
3. Nét đặc sắc về cốt truyện trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa:
Một chuyến xe khách đi Sa Pa như bao chuyến xe hàng ngày, những người khách ngẫu nhiên ngồi với nhau. Chỉ có điều là hôm nay trong đó có một hoạ sĩ sắp về hưu, một cô kĩ sư nông nghiệp vừa mới ra trường đang đi nhận công tác. Diễn biến chính của truyện là cuộc gặp gỡ giữa những người khách ghé thăm và anh thanh niên làm ở trạm khí tượng, một mình giữa núi cao. Qua cuộc gặp gỡ, chứng kiến nơi ở và làm việc, được nghe anh thanh niên tâm sự, trong con mắt của khách hiện lên một con người có tâm hồn, lối sống, quan niệm về cuộc đời, về lao động đẹp đẽ, rất đáng trân trọng.
Cốt truyện xoay quanh một tình huống đó là có cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và một anh thanh niên làm công tác khí tượng. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong chốc lát nhưng đã để lại một ấn tượng gợi nhiều suy nghĩ và dẫn chúng ta tới những nhân vật mới: kĩ sư vườn rau, nhà nghiên cứu sét. Toàn truyện là cuộc gặp gỡ giữa những người khách ghé thăm và anh thanh niên làm ở trạm khí tượng, một mình giữa núi cao. Qua cuộc gặp gỡ, chứng kiến nơi ở và làm việc, được nghe anh thạnh niên tâm sự, trong con mắt của khách hiện lên một con người có tâm hồn, lối sống, quan niệm về cuộc đời, về lao động thật đẹp, đáng trân trọng. Với cốt truyện đơn giản ấy, tác giả đã làm nổi bật những công việc thầm lặng của bao người lao động bình thường đang đóng góp cho cuộc sống. Tạo ra hai tình huống gặp gỡ, gặp gỡ trên xe và gặp gỡ trên núi, tác giả có thể giới thiệu một cách thuận lợi, để cho nhân vật dần dần hiện ra những nét tính cách, những phẩm chất tâm hồn của nhân vật chính thông qua con mắt, sự đánh giá của các nhân vật.
Từ cốt truyện đơn giản này, tác giả đã làm nổi bật những công việc thầm lặng của bao người lao động bình thường đang đóng góp cho cuộc sống. Tạo ra hai tình huống gặp gỡ, gặp gỡ trên xe và gặp gỡ trên núi, tác giả có thể giới thiệu một cách thuận lợi, để cho nhân vật dần dần hiện ra những nét tính cách, những phẩm chất tâm hồn của nhân vật chính thông qua con mắt, sự đánh giá của các nhân vật phụ. Truyện có cách kể tự nhiên: Diễn biến của câu chuyện được kể thuận chiều theo thời gian, những gì có trước, kể trước, những gì diễn ra sau kể sau. Các chi tiết đơn giản, bình thường như cuộc sống: xe dừng, theo gợi ý của bác lái xe, mọi người rủ nhau đi thăm một ngựời, rồi cùng đi, đến nhà ngưò’i ấy, nói chuyện, nghe chuyện, nhận quà, rồi lại về xe và đi tiếp. Tuy không dùng ngôi thứ nhất nhưng phần lớn người kể chuyện nhập vai vào nhân vật ông hoạ sĩ và chủ yếu qua cách nhìn, sự suy nghĩ của ông mà quan sát và miêu tả từ phong cảnh thiên nhiên đến anh thanh niên – nhân vật chính của truyện.
THAM KHẢO THÊM: