Skip to content
 19006568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Ngữ văn
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Toán học
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Tin học
  • GDCD
  • Giáo án
  • Quản lý giáo dục
    • Thi THPT Quốc gia
    • Tuyển sinh Đại học
    • Tuyển sinh vào 10
    • Mầm non
    • Đại học
  • Pháp luật
  • Bạn cần biết

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
Trang chủ Giáo dục Lịch sử

Thể chế chính trị ở Đàng ngoài được gọi là gì?

  • 13/09/202413/09/2024
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    13/09/2024
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Đàng Ngoài là tên gọi của một vùng lãnh thổ quan trọng trong Đại Việt được chúa Trịnh kiểm soát. Nó bao gồm từ Sông Gianh (tỉnh Quảng Bình) trở về phía Bắc. Kinh đô của Đàng Ngoài là Thăng Long, còn được gọi là Đông Kinh, Kinh Kỳ hay Kẻ Chợ. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về chủ đề này qua bài viết dưới đây:

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Thể chế chính trị ở Đàng ngoài được gọi là gì?
      • 2 2. Phủ chúa Trịnh dưới thời vua Lê hoạt động như thế nào?
      • 3 3. Ví sao Chúa Trịnh không xưng làm vua?
        • 3.1 3.1. Nguyên nhân:
        • 3.2 3.2. Hoàng đế vô thực:

      1. Thể chế chính trị ở Đàng ngoài được gọi là gì?

      A. Vua Lê

      B. Chúa Trịnh

      C. Chúa Nguyễn

      D. Vua Lê – Chúa Trịnh

      → Đáp án đúng: D

      Trong lịch sử Đàng Ngoài, thể chế chính trị Vua Lê – Chúa Trịnh đã đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống và chính trị của người dân. Họ Trịnh, nhà Trịnh, là gia tộc quyền lực đứng đầu Đàng Ngoài, nắm giữ toàn bộ quyền thống trị trong vùng. Tuy nhiên, sự thống trị của họ phụ thuộc vào danh nghĩa và tôn vinh của vua Lê.

      Nhưng tại sao người dân lại gọi họ là “vua Lê – chúa Trịnh”? Điều này bắt nguồn từ việc họ Trịnh sử dụng tên vua Lê, nhà vua đương thời, như một phần của danh nghĩa và quyền uy của mình. Nhân dân Đàng Ngoài gọi họ là “vua Lê – chúa Trịnh” để thể hiện sự tôn trọng và sự phụ thuộc vào vua Lê, tuy nhiên, thực tế, quyền lực thực sự nằm trong tay họ Trịnh.

      2. Phủ chúa Trịnh dưới thời vua Lê hoạt động như thế nào?

      Phủ chúa Trịnh hay phủ liêu, còn gọi là chính phủ của chúa để phân biệt với nội điện của vua Lê.

      Thế tử: Con chúa khi đủ 7 tuổi được ở riêng, đọc sách. Đến 13 tuổi, con trưởng của chúa được mở phủ, phong Thế tử. Riêng Đoan Nam vương do bị cha ghẻ lạnh nên đi học muộn hơn.

      Sau khi nhận kim sách phong từ vua Lê, vương Thế tử được gọi là Tiết chế phủ. Cũng giống như “tiểu triều đình” Đông Cung, Tiết chế phủ là một “tiểu chính phủ”. Theo Mô tả vương quốc Đàng Ngoài (Samuel Baron), Tiết chế phủ có người hầu cận và quan lại làm việc với các phẩm hàm tương đương như ở chúa. Vị Tiết chế phủ này đại diện chúa vào cung chúc tụng vua Lê trong các dịp lễ tết.

      Nội viện của chúa: Mẹ chúa được vua Lê sách phong Thái phi, bà nội chúa được sách phong Thái tôn Thái phi. Trường hợp vương phi tiền nhiệm không phải là mẹ chúa mới, các bà được tôn là “Chính phi”. Chuyện này xảy ra khi chính phi của Hoằng Tổ Dương vương Tạc là Trịnh Thị Ngọc Lung trường thọ, sống qua đời chúa sau là Chiêu Tổ Khang vương Căn, do chính phi không phải mẹ ruột nên chúa Trịnh không tôn làm thái phi, vẫn giữ mỹ xưng “Quốc thái mẫu chính phi” từ thời kỳ trước, cũng chính phi Ngọc Lung, tôn xưng dạng “quốc mẫu” rất thịnh hành đối với các bà thái phi phủ chúa.

      Hậu viện của chúa tuân theo nội cung: Tam phi, cửu tần, lục chức. Trong đó cửu tần là cao nhất. Như bà Vũ thị – mẹ của Ân vương Doanh có danh vị là Chiêu viên, bà chúa chè Đặng thị trước đó là Tu dung; sau khi Thịnh vương Sâm hoàng thì bà đã được sách phong Tuyên phi. Bà là chính thất của Thịnh vương, ca dao và tục biên đều xác nhận điều này. Trong Loại chí có nghi lễ sách phong Chiêu nghi viên đó là cung tần phủ chúa.

      Xưng hô: Theo tác giả Samuel Baron, các vương tử được gọi là “ducang”, tức Đức ông. Các quận cháu được gọi là “batua”, tức Bà chúa.

      Đối với anh em họ: Họ có tước hiệu nhưng theo ông Baron, tập ấm không đến con cháu của họ. Cũng theo ông: “Chúa chu cấp cho con mình đầy đủ, còn anh chị em Chúa đành phải chấp nhận với nguồn thu từ quỹ công mà Chúa ấn định phụ thuộc vào thứ bậc cũng như họ gần hay họ xa, theo đó, bậc thứu tư hoặc thứ năm không được ban phát gì nữa”.

      Chị em chúa được sách phong Quận thượng chúa, con gái chúa có tước vị Quận chúa.

      Vào chầu: Theo lệnh thiện chính của Lê triều, vào năm 1631 thời Lê Thần Tông, quy định các quan đến phủ chúa như sau:

      Các ngày 2 – 5 – 8 – 11 – 14 – 20 – 23 – 26 – 29 âm lịch tham gia họp bàn chính sự ở phủ chúa, vắng mặt sẽ bị xử phạt.

      Ngày hầu, các quan mặc phẩm phục theo quy định và đến chờ trước cửa Diệu Đức.

      Khi cửa phủ mở, các quan vào theo lối tả hữu Cáp môn, chia ban văn – võ đứng hầu ở sập của chúa.

      Các quan từ Đô Đốc, Cai Cơ, Cai Đội trở xuống vào phủ chúa làm việc hàng ngày.

      Chi tiết buổi chầu theo Samuel Baron:

      Các quan trong Nội Phủ vào chầu chúa mỗi buổi sáng.

      Vua Lê tiếp kiến quân thần vào mồng một và rằm mỗi tháng.

      Binh lính cầm vũ khí đứng trong sân chầu, hoạn quan đứng bên cạnh để chuyển lệnh chúa và trả lời câu hỏi của các quan.

      Thế tử chỉ vào chầu mỗi tháng một lần, có cấp dưới chầu chực bên Nội Phủ.

      Các quan đi chân đất vào buổi chầu, khi xin tha cho người thân/quen phạm tội, các quan bỏ mũ, lạy bốn lạy trước chúa và thỉnh cầu tha thứ.

      Vào khoảng giờ thìn (7-9h), chúa bãi chầu, chỉ hoạn quan và cung nhân có phòng ở trong phủ.

      Chúa là người thừa kế chính thức khi hoạn quan qua đời, tài sản của cha mẹ hoặc người thân chỉ được nhận một ít theo sự chấp nhận của chúa.

      3. Ví sao Chúa Trịnh không xưng làm vua?

      3.1. Nguyên nhân:

      Nguyên nhân mà Chúa Trịnh không muốn trở thành Vua đã được tác giả Samuel Baron giải thích trong cuốn “Mô tả Vương quốc Đàng Ngoài” (do Omega và NXB Khoa học Xã hội ấn hành). Theo tác giả, lý do đầu tiên là nếu ông lên ngôi, ông sẽ bị xem là tiếm quyền và bị cả nước căm ghét và thù oán, đặc biệt là từ gia đình Nguyễn – những người có danh nghĩa chính đáng để tiến đánh dòng họ Chúa Trịnh. Điều này có nghĩa là ông sẽ phải đối mặt với sự phản đối và căm hận từ người dân và đặc biệt là từ gia đình Nguyễn.

      Lý do thứ hai là Chúa Trịnh nhận thức được rằng triều đình Trung Hoa sẽ chống lại ông một khi biết tin có kẻ không thuộc dòng dõi vua Lê cướp lấy ngai vàng. Việc ông tuyên bố làm Vua sẽ không được chấp nhận và sẵn sàng đánh đuổi ông khỏi ngai vàng. Việc chúa Trình lên ngôi có thể gây ra cuộc chiến tranh và đe dọa sự ổn định của triều đình Trung Hoa. Do đó, ông hiểu rằng việc ông trở thành Vua sẽ mang lại nguy cơ tự rước họa lớn vào thân.

      3.2. Hoàng đế vô thực:

      Để đảm bảo sự an toàn và ổn định, Chúa Trịnh đã đưa ra một giải pháp độc đáo bằng cách tạo ra một hoàng tử thuộc dòng dõi của vua Lê để trở thành Vua. Tuy nhiên, quyền hành thực tế vẫn hoàn toàn nằm trong tay Chúa. Chúa không chỉ có quyền quyết định việc chiến tranh hay hòa bình, mà còn có thể ban hành và huỷ bỏ luật pháp, có quyền xử án và ân xá tù nhân, thăng chức hoặc giáng chức cho quan tòa, chỉ huy quân đội, thu thuế, và ra lệnh trừng phạt… Tất cả đều theo ý muốn và quyết định của Chúa. Chính vì vậy, người châu Âu thường gọi Chúa là Vua hoặc Vương (King), trong khi Vua Lê thường được gọi bằng danh xưng to tát là Hoàng đế, tuy nhiên quyền lực của ông không được thực hiện trong thực tế.

      Theo tác giả Samuel Baron, cuộc sống của Vua Lê được giới hạn trong cung cấm và không ai được phép tiếp cận trừ những mật thám mà Chúa đã phái đi. Vua chỉ được phép ra khỏi cung cấm một lần trong năm, thường vào các dịp lễ, tết. Tất cả công việc khác đều phải tuân theo ý muốn của Chúa thông qua những lệnh chỉ rõ tính chất nghi lễ. Đối đầu với Chúa, dù là những việc nhỏ nhất cũng có thể mang lại hậu quả đáng kể. Do đó, mặc dù dân chúng rất tôn kính Vua nhưng họ lại sợ Chúa – người luôn được tôn vinh và chiều chuộng bởi quyền lực tối thượng mà ông nắm giữ.

      Ngoài ra, vì quyền lực tuyệt đối của Chúa, Vua Lê không thể thực hiện quyền lực của mình trong thực tế. Mặc dù ông có danh xưng Hoàng đế, nhưng mọi quyết định, hành động và sự thực hiện đều phụ thuộc vào ý muốn và chỉ đạo của Chúa. Vì vậy, mặc dù Vua Lê được tôn kính và đánh giá cao bởi dân chúng, nhưng sự sợ hãi và kính sợ Chúa vẫn luôn hiện diện trong tâm trí của họ.

      Từ các nguồn lịch sử và tài liệu, chúng ta có thể thấy rõ sự phân chia quyền lực giữa Chúa và Vua Lê trong triều đại này. Chúa Trịnh là người kiểm soát quyền lực thực tế, trong khi Vua Lê chỉ đóng vai trò như một biểu tượng và làm theo ý muốn của Chúa. Điều này đã định hình một hệ thống chính trị độc đáo, trong đó quyền lực tập trung vào Chúa và Vua Lê chỉ là một công cụ để thể hiện sự quyền lực của Chúa.

      Chúa Trịnh được ca tụng là người giữ gìn ngôi báu của hoàng gia và luật pháp của vương quốc Đàng Ngoài. Tuy nhiên, ông đã lật đổ quyền lực của vua Lê, điều này được mô tả là chuyện kỳ lạ trong lịch sử. Trong vương quốc Đàng Ngoài, việc kế vị vua không phụ thuộc vào người con nào sẽ tiếp quản, mà là do Chúa Trịnh quyết định. Ngoài vua và Chúa, chỉ có con cháu của họ mới được truyền lại tước hiệu đến đời thứ ba. Các quan lại khác phải qua chinh chiến, học hành hoặc mua bằng tiền để đạt được quyền tước, nhưng chỉ có giá trị trong mỗi đời. Để được trung thành với Chúa Trịnh, người ta phải vượt qua “cửa ải” và hy vọng nhận được sự ban phát bổng lộc cũng như vị trí xã hội.

       
       
       
       
       
       
       
       
       
       
       

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
      Gọi luật sư
      TƯ VẤN LUẬT QUA EMAIL
      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ
      Dịch vụ luật sư toàn quốc
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Thiên Địa Hội là gì? Nghĩa Hoà Đoàn là gì? Có vai trò gì?
      • Tính chất và tóm tắt diễn biến Chiến tranh thế giới thứ nhất
      • Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng 8
      • Chiến tranh lạnh là gì? Tính chất, mục đích chiến tranh lạnh?
      • Em hãy trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
      • Lãnh địa phong kiến là gì? Đặc trưng lãnh địa phong kiến?
      • Thành tựu khôi phục, phát triển kinh tế Miền Bắc 1969-1973
      • Hình thành, phát triển và biến mất của Vương quốc Phù Nam
      • Tóm tắt diễn biến, ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên 1975
      • Mục đích Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? Khi nào?
      • So sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây
      • So sánh Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, Việt Nam Quốc dân Đảng và Tân Việt cách mạng đảng
      Thiên Dược 3 Bổ
      Thiên Dược 3 Bổ
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế uy tín trọn gói
      • Dịch vụ đăng ký thương hiệu, bảo hộ logo thương hiệu
      • Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu độc quyền
      • Luật sư bào chữa các tội liên quan đến hoạt động mại dâm
      • Luật sư bào chữa tội che giấu, không tố giác tội phạm
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội chống người thi hành công vụ
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội buôn lậu, mua bán hàng giả
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa trong các vụ án cho vay nặng lãi
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội gây rối trật tự nơi công cộng
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội trốn thuế, mua bán hóa đơn
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội dâm ô, hiếp dâm, cưỡng dâm
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Tân Hiệp (Kiên Giang)
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

      ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN

      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu dịch vụYêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ