Thế chấp tàu bay tàu biển hiện nay không còn là một khái niệm mới mẻ đối với nhiều người, thế chấp tàu bay tàu biển là một trong những hoạt động nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của bên thế chấp đối với bên nhận thế chấp theo quy định của pháp luật. Vậy thế chấp tàu biển là gì?
Mục lục bài viết
1. Thế chấp tàu biển là gì?
Tại Điều 37 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định về thế chấp tàu biển, theo đó, thế chấp tàu biển được hiểu là việc chủ tàu dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không phải chuyển giao tàu biển đó cho bên nhận thế chấp theo quy định của pháp luật. Về chủ thể thế chấp tàu biển là chủ tàu, theo đó, pháp luật quy định về quyền của chủ tàu khi thế chấp tàu biển, chủ tàu có quyền thế chấp tàu biển Việt Nam thuộc sở hữu của mình cho bên nhận thế chấp theo quy định của pháp luật. Việc thế chấp tàu biển Việt Nam được thực hiện theo pháp luật Việt Nam. Đối với những tàu biển đang đóng thì các quy định về thế chấp tàu biển cũng được áp dụng theo quy định của pháp luật về thế chấp tàu biển.
– Về hợp đồng thế chấp tàu biển: cũng giống như những hợp đồng khác thì hợp đồng thế chấp tàu biển Việt Nam phải được giao kết bằng văn bản.
2. Quy định thế chấp tàu biển Việt Nam:
Tại Điều 38 Bộ luật hàng hải Việt Nam quy định về nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam, theo đó, khi thế chấp tàu biển thì sẽ phải áp dụng những nguyên tắc như sau:
– Nguyên tắc 1: Trong quá trình đang thế chấp tàu biển thì tàu biển đang thế chấp không được chuyển quyền sở hữu, nếu không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp tàu biển.
– Nguyên tắc 2: Trong hợp đồng thế chấp có thỏa thuận khác về việc thế chấp tàu biển thì tàu biển thế chấp phải được chủ tàu mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
– Nguyên tắc 3: Được chuyển nhượng tương ứng trong trường hợp bên nhận thế chấp đã chuyển toàn bộ hoặc một phần quyền của mình đối với khoản nợ được bảo đảm bằng tàu biển thế chấp cho người khác.
– Nguyên tắc 4: Một tàu biển có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Đối với những trường hợp tàu biển có từ hai chủ sở hữu trở lên thì việc thế chấp tàu biển phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu đó, trừ những trường hợp các bên có những thỏa thuận khác.
3. Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển:
Tại Điều 3 Thông tư 01/2019/TT-BTP hướng dẫn đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển quy định về các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển, theo đó, bao gồm những trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển như sau: (1) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; thế chấp tàu biển, (2) Sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký, (3) Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tàu bay, tàu biển có bảo lưu quyền sở hữu, (4) Đăng ký văn bản
– Việc đăng ký quốc tịch tàu cũng có thể được xét trong thuật ngữ kinh tế. Vì vậy, đây là điều kiện cần thiết cho hoạt động thương mại. Chỉ có những tàu đã đăng ký thì mới được tham gia vào hoạt động thương mại. Cần lưu ý rằng việc đăng ký tàu không giống như việc cấp bằng. Việc cấp bằng luôn luôn ám chỉ một nguyên tắc về số lượng khi tiếp cận thị trường. Trong khi việc đăng ký lại có thể được coi như việc tiếp cận thị trường dựa trên quy tắc về chất lượng. Mọi chiếc tàu đã được đăng ký đều được phép tham gia hoạt động kinh doanh.
– Việc đăng ký tàu có thể được xem như một chi phí quan trọng của chủ tàu. Một chiếc tàu chỉ có thể được đăng ký nếu có đáp ứng được những hướng dẫn thích đáng và yêu cầu an toàn. Vì thế, để được đăng ký cho tàu biển của mình, các chủ tàu phải bỏ tiền ra.
– Đăng ký tàu biển là hoạt động mang tính hành chính, qua đó quốc tịch và các quyền, nghĩa vụ được trao cho tàu Theo luật pháp quốc tế thì mỗi quốc gia có thể đặt ra các điều kiện để kiểm soát việc cấp quốc tịch. Vì vậy một tàu biển có thể được đăng ký quốc tịch tại bất cứ quốc gia nào nếu nó đáp ứng được những yêu cầu của các quốc gia đó.
– Việc đăng ký tàu biển được đánh dấu bằng việc tàu biển được ghi vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia. Cơ quan đăng ký tàu biển quốc gia sẽ lên danh sách những tàu biển được đăng ký ở quốc gia đó, và vì thế một tàu biển được đăng ký tại một quốc gia thì sẽ phát sinh phạm vi, trách nhiệm cho quốc gia đó đối với tàu biển đã được đăng ký. Một nước có thể áp dụng lên tàu biển những quyền cố hữu trong “phạm vi quyền hạn của quốc gia có cờ” bằng việc đưa tàu biển vào sổ đăng ký quốc gia, và thực hiện trách nhiệm quốc gia và quốc tế của một quốc gia có cờ có liên quan tới tàu biển đó.
– Việc đăng ký có thể được xem xét dưới góc độ luật quốc gia đối với những tàu thuộc sở hữu một phần hay toàn bộ của công dân hay tổ chức của quốc gia đó. Đối với tàu biển thuộc sở hữu này thì vấn đề ở đây chỉ là tỷ lệ vốn góp của công dân hay tổ chức của quốc gia nhằm mục đích giành những ưu đãi khi đăng ký tàu biển. Đăng ký tàu biển cũng có thể được xem xét đối với người thuê tàu trần, quốc tịch có thể được cấp trong điều kiện người thuê tàu là công dân hoặc tổ chức của quốc gia đó. Điều này cũng thể hiện được đặc trưng của việc đăng ký tàu biển, đó là sự nhìn nhận của quốc gia đối với quyền sử dụng tàu biển của chủ đăng ký tàu(người thuê tàu). Tất nhiên trên cơ sở các hình thái kinh tế xã hội của mỗi quốc gia khác nhau thì pháp luật của quốc gia đó có thể điều chỉnh về mặt thủ tục đăng ký nhằm hạn chế hay khuyến khích thuê tàu biển.
– Cũng có thể đòi hỏi về nơi đăng ký kinh doanh chính thức của tổ chức chủ tàu phải được đặt tại quốc gia đó. Tương tự như vậy, có thể đòi hỏi văn phòng chính hoặc nơi đăng ký kinh doanh chính thức của công ty thuê tàu phải được đặt tại quốc gia xét cấp quốc tịch. Những đòi hỏi liên quan đến quyền chủ tàu, và văn phòng chính của nơi kinh doanh chính thức sẽ quyết định mức độ kiểm soát của quốc gia khi xem xét việc cho phép đăng ký tàu.
– Một số nước yêu cầu chiếc tàu phải được vận hành bởi một phần hoặc toàn bộ thuyền viên trong nước. Những yêu cầu liên quan đến thuyền viên tạo cho quốc gia có cờ một mức độ kiểm soát tàu lớn hơn trong trường hợp chiến tranh… Những yêu cầu tương tự có thể được đề cập nhiều hơn trong chính sách việc làm quốc gia.
– Những quy tắc đăng ký không thể áp dụng đồng nhất cho tất cả các tàu. Một số tàu nhất định được miễn hoặc chịu những quy tắc khác nhau.
Theo luật quốc tế thông thường, các tàu thuộc sở hữu của Nhà nước đương nhiên có quốc tịch của nước đó. Điều này có thể được ghi trong luật quốc gia; Ngược lại với tàu đi biển, tàu dùng trong nội địa không cần phải tuân theo luật pháp quốc tế về việc treo cờ. Tuy nhiên, nếu một thoả thuận khu vực hoặc thoả thuận song phương đòi hỏi những tàu đi trong nội địa phải treo cờ, thì những quy định liên quan đến quốc tịch của các tàu này lại trở nên cần thiết. Hiện nay, trên thế giới ở nhiều quốc gia không có những quy định phân biệt cho các tàu du lịch. Tuy nhiên, những chiếc tàu này thường bị loại ra khỏi việc đăng ký hoặc là một cách dứt khoát hoặc là bởi vì chúng không đáp ứng được chiều dài tối thiểu hoặc trọng tải đăng ký cần thiết đối với tàu. Trong trường hợp đó, theo pháp luật quốc tế thông thường, những chiếc tàu du lịch này sẽ phải đáp ứng những yêu cầu quốc gia dành cho tàu đi biển, từ đó nằm trong phạm vi trách nhiệm của quốc gia. Tuy nhiên, một quốc gia khác có thể từ chối chấp nhận quốc tịch của chiếc tàu nếu không có tài liệu chứng minh được cấp bởi một quốc gia có cờ.
– Theo đó, pháp luật Việt Nam hiện hành cũng quy định về việc thế chấp tàu biển chấm dứt trong những trường hợp: (1) Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt; (2) Tàu biển thế chấp bị tổn thất toàn bộ; (3) Việc thế chấp tàu biển được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác; (4) Tàu biển thế chấp đã được xử lý theo quy định của pháp luật; (5) Theo thỏa thuận của các bên.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
+ Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015.
+ Thông tư 01/2019/TT-BTP hướng dẫn đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển.