Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai nhưng không trả được nợ. Trường hợp thế chấp tài sản hình thành trong tương lai nhưng không trả được nợ.
Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai nhưng không trả được nợ. Trường hợp thế chấp tài sản hình thành trong tương lai nhưng không trả được nợ.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Anh/Chi Luật Sư. Nhờ Anh/Chi tư vấn giúp trường hợp xử lý tài sản thế chấp như sau: Bà A là chủ sử dụng duy nhất lô đất M (có giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp). Bà A vay ngân hàng để xây nhà trên lô đất này. Hợp đồng tín dụng do bà A và con trai là ông B đứng tên. Ngân hàng giải ngân sau khi cho bà A ký thế chấp đất và tài sản hình thành trong tương lai là căn nhà đang xây, có đăng ký giao dịch đảm bảo. Hồ sơ phát sinh quá hạn, khi ngân hàng xử lý nhà và đất để thu nợ thì ông B không chịu do ông B không ký thế chấp nhà và ông có phần trong căn nhà này từ tiền vay ngân hàng. Ông B làm vậy có đúng không, ngân hàng có được xử lý tài sản nhà này không và nếu bán được nhà đất thì ngân hàng có phải trả lại tiền cho ông B không (1/2 số tiền vay)? Xin chân thành cảm ơn Anh/Chị Luật Sư.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ Luật dân sự 2005.
2. Luật sư tư vấn:
Về cơ bản, hợp đồng vay tín dụng ngân hàng cũng được coi là một hợp đồng vay tài sản có sự thỏa thuận của các bên trong việc ký kết theo các quy định của Bộ Luật dân sự 2005. Do đó, bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Vì thế, theo thông tin bạn đưa ra, việc vay mượn tín dụng với ngân hàng được thực hiện do cả 2 là người cùng đứng tên trên hợp đồng vay nên trong trường hợp này, cả bà A và ông B là người chịu trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn.
Thế chấp tài sản là việc một bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Tài sản thế chấp có thể là tài sản được hình thành trong tương lai. Khi bà A là chủ sử dụng duy nhất lô đất M (có giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp) ký hợp đồng thế chấp thì các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc thế chấp mảnh đất và căn nhà sẽ do bà A chịu trách nhiệm thực hiện để đảm bảo thế chấp với ngân hàng.
Theo Điều 355 Bộ luật dân sự 2005 quy định về xử lý tài sản thế chấp như sau:
" Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện theo quy định tại Điều 336 và Điều 338 của Bộ luật này."
Điều 336 Bộ luật dân sự 2005:
"Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố."
Điều 338 Bộ luật dân sự 2005:
"Tiền bán tài sản cầm cố được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận cầm cố sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan để xử lý tài sản cầm cố; trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vay thì thanh toán cho bên nhận cầm cố theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có; nếu tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho bên cầm cố; nếu tiền bán còn thiếu thì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn thiếu đó."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Theo như bạn trình bày, hợp đồng bay do bà B và ông A ký nhưng hợp đồng thế chấp chỉ do bà A ký kết. Do đó, tài sản thế chấp bị xử lý chỉ là tài sản của bà A, cụ thể là quyền sử dụng đất của bà A và một phần căn nhà do bà A sở hữu chung với ông B. Nghĩa là nếu bà A và ông B không trả được nợ, ngân hàng có quyền phát mại mảnh đất và căn nhà nhưng phải trả cho ông B giá trị căn nhà mà ông B góp tiền để xây dựng. Sau khi trả cho ông B, giá trị còn lại được sử dụng để thanh toán phần nợ mà bà A và ông B chưa trả được. Nếu sau đó vẫn còn dư thì ngân hàng hoàn trả khoản còn lại cho bà A.