Thế chấp quyền sử dụng đất để vay tiền. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền gì?
Thế chấp quyền sử dụng đất để vay tiền. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Hồi năm 2010 ông bà ngoại có vay tiền của ông Duyên 3 triệu đồng và giao bằng khoán đất cho ông Duyên, mỗi tháng đóng lãi 160 nghìn đồng, 3 tháng sau ông Duyên chết vì bệnh, ông bà ngoại tôi có đến nhà tìm lại bằng khoán đất nhưng vợ của ông Duyên không biết gì cả, từ đó bằng khoán đất của ông bà ngoại tôi bị thất lạc. Cho đến ngày 17/07/2016 có 2 người lạ mặt đem bằng khoán đất của ông bà ngoại tôi lại và nói ông bà ngoại thiếu họ 30 triệu, nếu muốn lấy lại bằng khoán đất thì trả, nếu không có tiền trả chắt phải đem ra tòa cắt đất. Bây giờ ông bà ngoại tôi phải giải quyết thế nào đây????
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo quy định tại Điều 106 “Luật đất đai 2013” về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất:
"1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2 Điều 110; khoản 2 và khoản 3 Điều 112; các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 113; khoản 2 Điều 115; điểm b khoản 1, các điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều 119; điểm b khoản 1, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 120 của Luật này khi có các điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Mục 4 Chương II của Luật này."
Có thể thấy, tại thời điểm 2010 ông bà bạn vay tiền của ông Duyên và thế chấp bằng bằng khoán đất thì điều này là hợp pháp cũng như việc thế chấp sẽ không bắt buộc về hình thức là phải công chứng chứng thực. Tuy nhên trong thời gian trả thì ông Duyên lại chết vì bệnh và bị thất lạc mất bằng khoán đất, thực chất nếu ông bà bạn trả hết nợ cho ông Duyên theo hợp đồng vay thì ông Duyên phải có trách nhiệm trả lại bằng khoán cho ông bà bạn. Và nếu đã thất lạc thì bạn hoàn toàn có thể báo với cơ quan đăng kí đất đai về việc mất để xin được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới, căn cứ quy định tại Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về việc cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất:
"1. Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.
Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
2. Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.
… "
>>> Luật sư tư vấn thế chấp quyền sử dụng đất để vay tiền: 1900.6568
Việc có hai người lạ mặt tới cầm bằng khoán đất và yêu cầu ông bà bạn trả 30 triệu nếu không sẽ kiện ra Tòa chia đất là không có căn cứ. Bởi vì hai người này không hề có được bằng khoán một cách hợp pháp, nêu chỉ có bằng khoán thì hai người này cũng sẽ không chứng minh được quyền sử dụng và định đoạt đối với mảnh đất này nên ông bà bạn không có nghĩa vụ phải trả. Ông bà bạn có thể thực hiện theo hai cách để giải quyết vấn đề này: Một là bạn báo mất và xin cấp lại, hai là bạn khởi kiện ra Tòa án để đòi lại bằng khoán bị chiếm hữu bất hợp pháp.