Quy định về những trường hợp thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự? Thủ tục thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa?
Một trong những nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định về những trường hợp thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự:
Theo Điều 53 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm có nội dung như sau:
Thứ nhất: Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Cụ thể:
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo.
Theo quy định của pháp luật thì các chủ thể là người thân thích là người có quan hệ sau đây với một trong những người này: Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại của một trong những người trên đây; là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; là cháu ruột mà họ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.
+ Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó.
+ Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ là có căn cứ rõ ràng khác ngoài các trường hợp được Bộ luật Tố tụng hình sự quy định cụ thể để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án không thể vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Hội thẩm là anh em kết nghĩa của bị can, bị cáo; Thẩm phán là con rể của bị cáo; người bị hại là Thủ trưởng cơ quan, nơi vợ của Thẩm phán làm việc… mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinh tế…..
Cũng được coi là có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên tòa xét xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên, thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Tòa án là người thân thích với nhau.
Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau (khái niệm người thân thích cũng được hiểu như trên).
– Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án. Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm là đã tham gia giải quyết vụ án và đã ra bản án sơ thẩm hoặc bản án phúc thẩm hoặc quyết định đình chỉ vụ án. Nếu Thẩm phán, Hội thẩm được phân công tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm nhưng chỉ tham gia ra các quyết định: trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ vụ án, hủy quyết định đình chỉ vụ án, hoãn phiên tòa, thì vẫn được tiếp tục giải quyết vụ án.
– Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau.
– Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
Thứ hai: Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.
Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì do Chánh án Tòa án trên một cấp quyết định.
Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thay đổi thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số.
Trong trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm có nội dung như sau:
– Thẩm phán và Hội thẩm là những người tiến hành xét xử vụ án. Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật phải bảo đảm tính khách quan vô tư trong khi tiến hành tố tụng. Nhằm mục đích chính là bảo đảm tính khách quan vô tư đó của Thẩm phán và Hội thẩm, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 được ban hành đã quy định cụ thể về những trường hợp mà Thẩm phán và Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi hoặc đề nghị thay đổi của những người có thẩm quyền được quy định ở Điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
– Theo khoản 1 Điều 53 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Thẩm phán và Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi, nếu thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau hoặc đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thư ký phiên toà.
– Theo Khoản 2 Điều 53 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định thẩm quyền quyết định việc thay đổi Thẩm phán hoặc Hội thẩm. Chánh án Toà án là người đứng đầu cơ quan Toà án trong tố tụng hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm tương ứng. Thẩm phán, Hội thẩm thực hiện việc xét xử theo sự phân công của Chánh án. Chính bởi vì vậy, Khoản 2 Điều 53 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã đưa ra quy định việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên toà và tại phiên toà. Cụ thể:
+ Đối với việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên tòa sẽ do Chánh án Tòa án cùng cấp quyết định. Trong trường hợp Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp quyết định.
+ Đối với việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét xử bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số. Trong trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên toà, thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa. Việc cử thành viên mới của Hội đồng xét xử do Chánh án Tòa án quyết định theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
2. Thủ tục thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa:
– Đề nghị thay đổi: Khi thấy có căn cứ thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm như đã trình bày ở trên thì những người sau đây có quyền đề nghị thay đổi:
+ Kiểm sát viên khi thấy có căn cứ thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm như đã trình bày ở trên thì có quyền đề nghị thay đổi.
+ Bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ khi thấy có căn cứ thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm như đã trình bày ở trên thì có quyền đề nghị thay đổi.
+ Các chủ thể là người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự khi thấy có căn cứ thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm như đã trình bày ở trên thì có quyền đề nghị thay đổi.
Việc đề nghị được thực hiện tại thủ tục bắt đầu phiên tòa, trước khi diễn ra phần xét hỏi tại phiên tòa khi được chủ tọa phiên tòa hỏi xem có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm không.
– Xem xét đề nghị thay đổi: Khi có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa, Hội đồng xét xử sẽ xem xét và quyết định ngay tại phòng nghị án. Khi xem xét thay đổi thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình và Hội đồng quyết định theo đa số.
– Quyết định thay đổi: Khi có căn cứ thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm theo quy định pháp luật, Hội đồng xét xử quyết định thay đổi. Trong trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự.