Khái quát về Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân? Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong tố tụng dân sự?
Trong quá trình tiến hành tố tụng dân sự để giải quyết các vụ án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân là những người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự, trong một số trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân có thể bị thay đổi. Vậy việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong tố tụng dân sự được pháp luật nước ta quy định cụ thể như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các quy định liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
1. Khái quát về Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân?
Hoạt động tố tụng dân sự là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lí vụ việc dân sự.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán được quy định tại Điều 65 Luật tổ chức
– Thẩm phán theo quy định của Luật tổ chức
– Các ngạch Thẩm phán của Tòa án nhân dân bao gồm: Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Thẩm phán cao cấp; Thẩm phán trung cấp; Thẩm phán sơ cấp.
Tòa án nhân dân tối cao có Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Thẩm phán cao cấp; Thẩm phán trung cấp; Thẩm phán sơ cấp.
Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương có Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Thẩm phán cao cấp; Thẩm phán trung cấp; Thẩm phán sơ cấp.
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương có Thẩm phán cao cấp; Thẩm phán trung cấp; Thẩm phán sơ cấp.
Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có Thẩm phán trung cấp; Thẩm phán sơ cấp.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm được quy định tại Điều 84 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014: theo điều luật này thì Hội thẩm Tòa án nhân dân gồm có: Hội thẩm nhân dân; Hội thẩm quân nhân.
Cụ thể thì Hội thẩm nhân dân sẽ thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo phân công của Chánh án Tòa án nơi được bầu làm Hội thẩm nhân dân. Khác với hội thẩm nhân dân thì Hội thẩm quân nhân thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự theo phân công của Chánh án Tòa án nơi mình được cử làm Hội thẩm quân nhân.
Tiêu chuẩn Hội thẩm được quy định tại Điều 85 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014:
Để trở thành hội thẩm thì trước tiên phải công dân Việt Nam, công dân trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người muốn trở thành hội thẩm cần bắt buộc phải có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực để thực hiện nhiệm vụ của hội thẩm một cách công chính, liêm minh. Kèm theo các điều kiện này thì hội thẩm bắt buộc phải là người có kiến thức pháp luật, có hiểu biết xã hội, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Như vậy, qua phân tích trên có thể thấy, để trở thành thẩm phán, hội thẩm nhân dân thì những người này cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của pháp luật. Thẩm phán nhân dân được chia thành các ngạch thẩm phán và ở mỗi cấp Tòa án sẽ có các ngạch thẩm phán làm thẩm phán ở từng cấp.
2. Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong tố tụng dân sự?
2.1. Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong tố tụng dân sự?
* Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân được quy định tại Điều 53
– Khi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự và đồng thời là người tiến hành tố tụng của vụ án đó thì họ sẽ phải từ chối hoặc bị thay đổi.
– Khi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.
– Khi người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án có căn cứ rõ ràng cho rằng Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
– Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau thì chỉ có thể chọn một người tiến hành tố tụng.
– Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ việc dân sự đó. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đã ra bản án sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thì sẽ không được tham gia thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân nếu là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì trường hợp này vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
– Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
2.2. Thủ tục và quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân
* Thủ tục từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân được quy định tại Điều 55
– Việc từ chối tiến hành tố tụng của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân của những người có liên quan trước khi mở phiên tòa, phiên họp phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng theo đúng quy định pháp luật.
– Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng tại phiên tòa, phiên họp phải được ghi vào biên bản phiên tòa, phiên họp để ghi nhận việc thay đổi này theo quy định của pháp luật.
* Quyết định việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân được quy định tại Điều 56
– Thẩm quyền quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng như sau:
+ Trước khi mở phiên tòa: việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án quyết định.
Riêng đối với Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm quyền quyết định việc thay đổi như sau:
Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện thì quyền quyết định thay đổi thuộc về Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì quyền quyết định thay đổi Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao thì quyền quyết định thay đổi thuộc về Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
+ Tại phiên tòa:
Việc thay đổi người tiến hành tố tung Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thuộc về Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi.
Thủ tục được diễn ra như sau: sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số về việc thay đổi.
Hậu quả pháp lý của việc thay đổi người tiến hành tố tụng như sau: Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.
Sau khi có quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng thì Chánh án Tòa án quyết định cử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thay thế người bị thay đổi trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hoãn phiên tòa, phiên họp, Chánh án Tòa án phải cử người khác thay thế để tiến hành kịp thời quá trình tố tụng.
Như vậy, qua phân tích ở trên có thể thấy khi gặp các trường hợp nêu trên thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân để đảm bảo quá trình tố tụng được diễn ra đúng quy định và không ảnh hưởng đến quá trình cũng như kết quả tố tụng. Cơ quan có thẩm quyền đối với từng trường hợp sẽ tiến hành ra quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, thẩm quyền thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, thủ tục thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cũng như các nội dung liên quan khác đến thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân.