Trong qua trình giao kết hợp đồng thì bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm nhận thấy mức độ rủi ro thì có thể thông báo về việc thay đổi rủi ro trong bảo hiểm.
Trong cuộc sống hiện nay thì vấn đề các cá nhân, tổ chức tham gia vào bảo hiểm xã hội là rất nhiều. Việc tham gia vào bảo hiểm của các cá nhân và tổ chức này nhằm mục đích được chi trả các khoản tiền để bù đắp các thiệt hại về cả người và tài sản mà từng loại bảo hiểm mà cá nhân, tổ chức tham gia theo như quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên không phải lúc nào mà chi phí đóng bảo hiểm cũng được giữ nguyên mà nó có thể thay đổi theo rủi ro trong bảo hiểm. Vậy, thay đổi rủi ro trong bảo hiểm theo Luật kinh doanh bảo hiểm được quy định như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung này như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
– Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành
1. Khái quát về rủi ro trong bảo hiểm
Trước khi đi vào để tìm hiểu các loại rủi ro trong bảo hiểm. Trước hết tác giả sẽ định hướng cho quy bạn đọc về vấn đề cần phải hiểu rõ, bảo hiểm là gì? rủi ro là gì? các loại ruie do bảo hiểm bao gồm những gì? Trong đó, bảo hiểm được định nghĩa là những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tập trung – quỹ bảo hiểm – nhằm xử lý các rủi ro, các biến cố. Bảo hiểm bảo đảm cho quá trình tái sản xuất và đời sống của xã hội được diễn ra bình thường.
Bên cạnh đó thì khái niệm về bảo hiểm cũng được biết đến là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số một ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại; bằng cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra.
Còn đối với định nghĩa về rủi ro trong cuộc sống hàng ngày một cách đơn giản nhất thì rủi ro đó là việc mà mọi người thường nghĩ ngay đến những điều không may mắn, không tốt lành, không tốt đẹp. Điều này không sai nhưng chưa thực sự chính xác hoàn toàn.
“Rủi ro là một sự việc không mong muốn xảy ra với con người. Nó gây ra hậu quả, để lại thiệt hại mà chúng ta không biết, không lường trước được về không gian, thời gian, cũng như mức độ nghiêm trọng.”
Như vậy, thay đổi mức độ rủi ro là thay đổi những thiệt hại, những mất mát, nguy hiểm hoặc những yếu tố có liên quan đến những nguy hiểm có thể xảy ra đối với con người. Do đó, người mua cần phải biết những loại rủi ro sảy ra có trong quá trình giao kết hợp đồng bảo hiểm này mà bảo hiểm sẽ đền bù khi xảy ra. Nắm được vấn đề này, cá nhân mua bảo hiểm sẽ lựa chọn được gói bảo hiểm phù hợp để bảo vệ quyền và lợi ích của mình một cách tốt nhất.
Thứ nhất, rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính
Rủi ro về tài chính dẫn đến tổn thất về tài chính. Rủi ro này sẽ đo lường được bằng tiền mặt. Rủi ro tài chính sẽ gây thiệt hại về tài chính.
Rủi ro phi tài chính là rủi ro không thể đo lường bằng tiền mặt. Đây là loại rủi ro không gây thiệt hại về tài chính mà nó ảnh hưởng đến tinh thần của người tham gia bảo hiểm theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ hai, rủi ro được bảo hiểm và rủi ro loại trừ
Thứ ba, rủi ro có thể được bảo hiểm
Thứ tư, rủi ro thuần túy và rủi ro đầu cơ
Phần lớn rủi ro thuần túy sẽ gây thiệt hại dù ít hay nhiều với mỗi cá nhân là người tham gtia vào quá trình giao kết hợp đồng bảo hiểm. Nếu may mắn, thiệt hại này sẽ không ảnh hưởng lớn hoặc có thể khắc phục được trước khi rủi ro xảy ra.
Rủi ro đầu cơ được xác định dưới góc độ pháp lý này là loại rủi ro có mục đích hoặc có nhân tố kiếm lời bên trong. Đây là loại rủi ro xảy ra trong quá trình chúng ta đầu tư kinh doanh.
Thứ sau, rủi ro chung và rủi ro riêng
Rủi ro chung là loại rủi ro không thể kiểm soát được và phạm vi ảnh hưởng của nó không phải một người mà ảnh hưởng trên diện rộng. Rủi ro chung gây ra hậu quả cho một nhóm lớn người hoặc toàn xã hội.
Rủi ro riêng là loại rủi ro mà thiệt hại của nó chỉ trong phạm vi một người hoặc một số ít người. Loại rủi ro này mang tính chất cá nhân
2. Thay đổi rủi ro trong bảo hiểm theo Luật kinh doanh bảo hiểm
Trong bất kỳ một quá trình giao kết hợp đồng của các giao dịch dân sự thông thương hay là các giao kết hợp đồng liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm theo như quy định của pháp luật bảo hiểm thì các bên trong hợp đồng này cũng có quyền được bảo vệ lợi ích của mình khi có sự thay đổi về rủi do trong hợp đồng bảo hiểm gây ra cũng như các hợp đồng được giao kết khác trong quy định của pháp luật hiện hành. Bởi lẽ tác giả đưa ra được nhận định này là do, hợp đồng bảo hiểm cũng được biết đến là một trong các dạng hợp đồng dân sự và các rủi ro được xác định trong hợp đồng này cũng mang các tính chất trong đời sống thường ngày nên cũng có các tính chất và hoạt động tương tự nhau.
Do đó, đối với hợp đồng bảo hiểm cũng được quy định về quy định về sự thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên khi tham giao vào quá trình giao kết hợp đồng bảo hiểm. Và cụ thể, việc này được quy định theo quy định tại Điều 20 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000. Đồng thời, sau khi tiến hành sửa đổi và hợp nhất một số nội dung và quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm và cũng được quy định trong văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành cũng kế thừa những quy định về sự thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, đó là:
Thứ nhất, theo như quy định tại Khoản 1 Điều 20 Luật này thì đối với những hoạt động có sự thay đổi các yếu tố làm giảm thiểu được rủi ro trước đó được xác định trong bảo hiểm thì lúc ngày bên mua bảo hiểm sẽ được thực hiện các hoạt động để yêu cầu bên bán bảo hiểm là doanh nghiệp bán bảo hiểm thực hiện việc giảm các chi phí thanh toán bảo hiểm theo như quy định của pháp luật hiện hành để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, cụ thể:
“1. Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận giảm phí bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm”.
Từ quy định này có thể thấy rằng, đối với các cá nhân tham gia bảo hiểm để nhằm mục đích được tri trả các khoản rủi do dó thiên tại, bão lũ thường xuyên sảy ra gây ảnh hưởng đến người và của thì các cá nhân khi gặp các vấn đề thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm từ đó làm cho các rủi ro bảo hiểm được quy định ở đây giảm xuống thì bên mua bảo hiểm được quyền yêu cầu giảm chi phí đóng bảo hiểm của mình đối với doanh nghiệp bán bảo hiểm trong khoảng thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm theo như quy định của pháp luật hiện hành để nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của mình.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng đưa ra các trường hợp nếu cá nhân mua bảo hiểm đưa ra yêu cầu mà bên doanh nghiệp bán bảo hiểm không đồng ý mà vẫn có thể bảo vệ được quyền lợi của bên mua trong việc giảm phí bảo hiểm thì pháp luật này cho phép cá nhân có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo như quy định. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định về việc bắt buộc cá nhân đó phải thông báo bằng văn bản ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm được biết khi cá nhân có hoạt động đình chỉ việc giao kết hợp đồng này.
Thứ hai, bên cạnh việc bảo vệ quyền và lợi ích của các cá nhân khi tham gia vào hoạt động giao kết hợp đồng bảo hiểm thì theo như quy định tại khoản 2 Điều này thì pháp luật cũng đưa ra các quy định về nội dung để bảo vệ quyền lợi của bên doanh nghiệp bán bảo hiểm, cụ thể:
“2. Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm”.
Từ quy định này có thể thấy rằng, khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm mà đồng thời làm tăng các rủi ro bảo hiểm mà làm cho bên bán bảo hiểm phải thực hiện hoạt động có bên mua bảo hiểm nhiều hơn thì bên doanh nghiệp bán bảo hiểm có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Ví dụ: gia đình ông A mua bảo hiểm bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho con trai nhưng tại thời điểm giao kết hợp đồng và trước đó thì con trai của gia đình ông A còn ngoan hiền, nay con ông A ra thành phố học nên đã đua đòi, ăn chơi, tụ tập đua xe… nên khả năng rủi ro mà con ông A gặp phải là rất cao nên bên công ty bảo hiểm có quyền yêu cầu tăng phí bảo hiểm trong trường hợp này. Trong trường hợp gia đình ông A không đồng ý với việc tăng phí bảo hiểm thì bên công ty bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với gia đình ông A.
Do đó, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng này được doanh nghiệp bán bảo hiểm thực hiện ở đây là đúng với quy định của pháp luật hiện hành. Không những thể việc pháp luật quy định như vậy là nhằm việc bảo vệ quyền lợi của bên bán bảo hiểm. Nhằm mục đích cân bằng được mức chi trả cho cả bên bán và bên mua theo như quy định của pháp luật này.