Kiểm sát viên, Kiểm tra viên là gì? Thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên trong tố tụng dân sự?
Trong quá trình diễn ra các giai đoạn tố tụng thì điều quan trọng nhất mà cả người tham gia tố tụng và người tiến hành tố tụng dưới quy định của pháp luật hiện hành thì cần phải đảm bảo dựa trên việc bảo đảm sự vô tư, khách quan của người tiến hành tố tụng. Chính vì vậy, Bộ luật Tố tụng dân sự sự 2015 đã có những quy định chặt chẽ về việc thay đổi người tiến hành tố tụng để đảm bảo việc tham gia quá trình tiến hành tố tụng được khách quan và vô tư nhất.
Tuy nhiên, việc pháp luật có quy định về vấn đề thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên trong tố tụng dân sự trong trường hợp nào thì chắc hẳn không phải ai cũng nắm rõ về vấn đề này. Chính vì vậy mà trong bài viết dưới đây, Luật dương Gia sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về nội dung này như sau:
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
1. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên là gì?
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì Kiểm sát viên là người làm việc trong Viện kiểm sát nhân dân, được cơ quan tư pháp giao nhiệm vụ buộc tội những bị cáo vi phạm pháp luật trong các vụ án hình sự xét xử trong các phiên tòa. Mục tiêu của kiểm sát viên của Viện kiểm sát chính là bảo vệ phát chế hạn chế được những sai phạm xảy ra trong quá trình xét xử và các bản án oan sai.
Bên cạnh đó thì Kiểm sát viên cũng được biết đến là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Kiểm sát viên có quyền thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Không những thế mà Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
Do đó, mà Kiểm tra viên được hiểu là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
Trong tố tụng dân sự, Điều tra viên và Kiểm sát viên có vai trò rất quan trọng trong việc thu thập, xác minh chứng cứ, tiến hành các hoạt động điều tra nhằm xác định sự thật của vụ án, những chứng cứ buộc tội hoặc gỡ tội của bị can, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị can. Nếu họ không vô tư, khách quan khi thực hiện nhiệm vụ thì hồ sơ vụ án có thể bị làm sai lệch, dẫn đến xử lý người phạm tội không chính xác, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của những người tham gia tố tụng không được bảo đảm. Do vậy, Bộ luật Tố tụng dân sự sự 2015 quy định nếu có căn cứ để cho rằng Điều tra viên và Kiểm sát viên không vô tư khách quan khi thực hiện nhiệm vụ thì họ phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.
Theo đó, Điều 49 Bộ luật Tố tụng dân sự sự 2015 2015 quy định cụ thể các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, bao gồm: “1. Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo; 2. Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó; 3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ”.
2. Thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên trong tố tụng dân sự
Trên cơ sở quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về việc đảm bảo công bằng, công khái minh bạch trong việc giải quyết các vụ án dân sự thì cần đảm bảo việc người tiến hành tố tụng cần phải thật khách quan và minh bạch. Theo đó, pháp luật đã có những quy định về việc thay đổi những người tiến hành tố tụng trong giai đoạn tham gia vào quá trình tố tụng mà có hành vi hoặc nghi ngờ là có ảnh hưởng đến kết luận của tố tụng thì sẽ bị thay đổi và không được tiếp tục tham gia vào tiến hành tố tụng vụ án đó nữa. Mà trong mục 2 này, tác giả chú trong và phân tích vấn đề thay đổi Kiểm sát viêm, Kiểm tra viên được quy định trong
“Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 của Bộ luật này.
2. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên”.
Trong đó, Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng được quy định tại Điều 52 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định thì người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp người này được xác định đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự chính vì việc cùng một lúc mà vừa là đương sự vừa là người buộc tội thì không thể hiện sự khách quan trong một vụ án, bởi lẽ, những người thân thích với nhau hoặc mà là đương sự thì không ai có thể tự mình buộc tội được mình. Bên cạnh đó thì pháp luật cũng có quy định Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng khi những người này đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó nhìn vụ việc đó theo một cách khách quan thì việc thay đổi sẽ được thực hiện khi có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ .
Theo như quy định của pháp luật Dân sự năm 2015 thì Kiểm sát viên và Kiểm tra viên là người thực hành quyền công tố và Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự. Để bảo đảm tính khách quan và vô tư trong khi tiến hành tố tụng, Bộ luật tố tụng dân sự quy định cụ thể những trường hợp Kiểm sát viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi theo đề nghị của những người có thẩm quyền.
Căn cứ dựa trên khoản 1 Điều 60 luật nêu trên của Bộ luật tố tụng dân sự thì, Kiểm sát viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 52 của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm hoặc Thư ký Toà án. Ngoài ra, thì Viện trưởng Viện kiểm sát là người đứng đầu Cơ quan Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm tương ứng. Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát. Do vậy, khoản 2 Điều luật đang bình luận quy định việc thay đổi Kiểm sát viên trước khi mở phiên tòa do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định.
Mặt khác, Bộ luật này cũng quy định nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định. Theo quy định thì sự tham gia phiên tòa của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp là bắt buộc. Do vậy, điều luật đang bình luận quy định trong trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa . Quyết định đó được gửi cho Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Việc cử Kiểm sát viên khác tham gia phiên tòa do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.
Việc thực hiện việc từ chối tiến hành tố tụng và đề nghị thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thì cần phải thực hiện theo các trình tự như đã được nêu ra ở Điều 61, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 như sau:
– Trước khi mở phiên tòa, việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Kiểm sát viên phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối hoặc đề nghị thay đổi Kiểm sát viên.
Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Kiểm tra viên phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối hoặc đề nghị thay đổi Kiểm tra viên.
– Tại phiên tòa, việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Kiểm sát viên phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
Như quy định được nêu ở trên có thể thấy rằng,