Thay đổi khối lượng lâm sản bị tịch thu thì phải xử lý như thế nào? Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Thay đổi khối lượng lâm sản bị tịch thu thì phải xử lý như thế nào? Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Tóm tắt câu hỏi:
Cơ quan chức năng ban hành quyết định tịch thu tang vật (lâm sản) là 6 m3, nhưng sau khi tổ chức thu hồi chỉ được 3 m3 (do không thu hồi được, thất thoát…), quy cách lâm sản khi thu hồi không như ban đầu tịch thu. Nay trình cơ quan chức năng để xác nhận đóng búa Kiểm lâm nhưng số lượng lâm sản chênh lệch về khối lượng, quy cách phải giải quyết như thế nào? quy định tại văn bản nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là một trong những hình thức xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính.
Căn cứ Điều 81 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như sau:
“Về thủ tục tịch thu, khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, áp vào trường hợp của bạn, khi phát hiện ra số lương tang vật có sự thay đổi so với thời điểm ra quyết định thì người có thẩm quyền xử phạt cần phải lập biên bản về những thay đổi này, biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.