Quy định về việc thay đổi, điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội? Hồ sơ thay đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội? Các thủ tục điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội?
Trong tình hình thực tế hiện nay, Việt Nam đang là nước có nền kinh tế trên đà phát triển, đi kèm với sự phát triển của kính tế thì Nhà nước ta luôn trú trọng đến vấn đề sức khỏe và phúc lợi xã hội cho người dân. Chính vì điều đó mà pháp luật nước ta đã áp dụng rộng rãi và phổ biến loại hình bảo hiểm xã hội trên phạm vi toàn quốc gia. Bảo hiểm xã hội được áp dụng bởi vì tính phúc lợi xã hội mà Nhà nước đang quan tâm đến đói với những người dân, người lao động khi không còn khả năng lao động, giảm thiểu sức lao động thì có thể dựa vào nguồn chi trả của bảo hiểm xã hội đối với họ. Do đó, đối với những người lao động này sẽ không phải trở thành gánh nặng của gia đình, của người thân và của cả xã hội nữa. Bởi vì lý do đó mà, mỗi người dân đều phải thực hiện việc tham gia vào chính sách bảo hiểm xã hội mà Nhà nước đã đề ra.
Mỗi người dân sau khi tham gia bảo hiểm sẽ được cấp sổ bảo hiểm xã hội, nếu như thông tin tham gia bảo hiểm của cá nhân bị sai lệch thì việc thay đổi, điều chỉnh thông tin được pháp luật hiện hành quy định với nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề thay đổi, điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của người dân khi tham gia bảo hiểm như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Quyết định 1035/QĐ-BHXH năm 2015 quy định về mẫu sổ bảo hiểm xã hội do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
– Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
– Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 về sửa đổi Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
1. Quy định về việc thay đổi, điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện về về vấn đề tham gia bảo hiểm xã hội của toàn dân thì đối với mỗi người dân là công dân Việt Nam thì đều thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, bên cạnh đó thì có thể lựa chọn các loại bảo hiểm tự nguyền theo như quy định của
Chính vì việc pháp luật này quy định về việc chỉ cấp duy nhất một sổ bảo hiểm xã hội cho người tham gia vào bảo hiểm xã hội. Cho nên, nếu người tham gia bảo hiểm này muốn được cơ quan có thẩm quyền cấp lại sổ bảo hiểm thì cần phải có lý dó hợp pháp theo như quy định của pháp luật hiện hành như: rách, mất, hỏng, khi có thay đổi về một hoặc một số các thông tin trên,…. người lao động cần tiến hành thủ tục điều chỉnh để đảm bảo tính chính xác khi đối chiếu thông tin cá nhân của người lao động với nội dung trên sổ.
Việc người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện việc thay đổi, điều chỉnh các thông tin được nêu ở trên quy định tại Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH đã quy định cụ thể các trường hợp thay đổi thông tin cá nhân cần đổi sổ bảo hiểm xã hội là khi có thay đổi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; sai giới tính, quốc tịch. Bên cạnh đó, theo như quy định tại Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Mục II Phụ lục 03 của Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 đã quy định về việc người tham gia hoặc đơn vị yêu cầu thay đổi thông tin trên thẻ BHYT trong các trường hợp thay đổi thông tin về nhân thân do người tham gia kê khai sai so với hồ sơ gốc; thực hiện việc thay đổi thông tin về nhân thân do đơn vị kê khai sai so với hồ sơ của người tham gia hoặc là việc người tham gia bổ sung mã nơi đối tượng sinh sống đối với người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT đang sinh sống.
2. Hồ sơ thay đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội
Trong trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội muốn thực hiện việc thay đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm thì cần lập hồ sơ thay đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện căn cứ theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH và Quyết định số 505/QĐ-BHXH. Do đó, trong trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, quốc tịch, điều chỉnh nội dung trên sổ bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với người tham gia bao gồm:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS).
– Hồ sơ liên quan kèm theo tương ứng như sau:
Trường hợp thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch: Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và thẻ căn cước/ chứng minh thư/hộ chiếu. Nếu là Đảng viên phải có lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi kết nạp.
Bên cạnh đó, trong trường hợp người tham gia thay đổi nơi làm việc thì hồ sơ điều chỉnh nội dung trên sổ bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với đơn vị, bao gồm:
– Xác nhận tờ khai (TK1-TS) khi NLĐ điều chỉnh thông tin nhân thân trên sổ bảo hiểm xã hội: thông tin điều chỉnh là đúng với hồ sơ quản lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận, ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên. Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì không phải xác nhận;
– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) ban hành theo Quyết định 595/QĐ-CP.
3. Các thủ tục điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành đã có quy định về các thủ tục cần điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của Pháp luật hiện hành. Tùy vào từng đối tượng và nội dung thay đổi, điều chỉnh người tham gia và đơn vị/ tổ chức sẽ chuẩn bị hồ sơ phù hợp. Cụ thể thủ tục thay đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:
Trình tự thực hiện
Bước 1. Lập hồ sơ theo quy định
Bước 2. Nộp hồ sơ
1. Người tham gia
– Người đang làm việc: Nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội trực tiếp thu.
– Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội trực tiếp thu.
– Người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ bảo hiểm xã hội: Nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội trên toàn quốc.
– Người tham gia do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi cấp lại, đổi thẻ BHYT: Nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh.
– Người tham gia do ngân sách nhà nước đóng BHYT: nộp hồ sơ cho UBND xã. Trường hợp điều chỉnh thông tin nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cho cơ quan bảo hiểm xã hội trực tiếp thu.
2. Đơn vị
– Đơn vị sử dụng lao động: kê khai hồ sơ liên quan sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
– UBND xã; Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội; Đại lý thu; Nhà trường; Phòng/Tổ chế độ bảo hiểm xã hội: kê khai hồ sơ liên quan sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
Bước 3. Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định. Theo đo, thời gian giải quyết không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, thời gian điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ bảo hiểm xã hội theo quy định thì không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
Bước 4. Nhận kết quả giải quyết gồm sổ bảo hiểm xã hội, thẻ BHYT (nếu thay đổi thông tin liên quan đến mức hưởng bảo hiểm xã hội).
Cách thức thực hiện
– Nhận kết quả giải quyết
– Người tham gia nhận sổ bảo hiểm xã hội, tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc Trung tâm Phục vụ HCC các cấp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích;
– Đơn vị nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc Trung tâm Phục vụ HCC các cấp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
Đối tượng thực hiện: Cá nhân; Đơn vị SDLĐ; UBND xã, Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội; Đại lý thu, Nhà trường, Phòng/Tổ chế độ bảo hiểm xã hội.
Như vậy, có thể thấy rằng việc pháp luật bảo hiểm xã hội và các văn bản khác có liên quan đến vấn đề bảo hiểm xã hội đã giải quyết được phần nào về các vấn đề xảy ra trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của người dân. Chính vì vậy để người tham gia bảo hiểm xã hội này có thể thay đổi, điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội thì cần phải thực hiện tuân thủ trình tự thủ tục được tác giả nên ở trên. Trước đó, người muốn thay đổi, điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội cần phải lập hộ sơ với các loại giấy tờ được nêu ở mục 2 bài viết này để gửi đến cơ quan có thầm quyền đề nghị về việc thay đổi điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội.