Hiện nay nhu cầu xây dựng và phá dỡ để tôn tạo, sửa chữa... nhà ở càng càng nhiều. Câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay là: Tháo dỡ nhà ở, công trình xây dựng có phải xin phép không?
Mục lục bài viết
1. Tháo dỡ nhà ở, công trình xây dựng có phải xin phép không?
Việt Nam là đất nước có bề dày lịch sử với nền kinh tế chủ đạo là nông nghiệp, do đó đất đai và nhà ở luôn được coi là loại tài sản có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống. Nhà ở là một từ ghép, theo đó thì nhà được hiểu là một công trình do con người xây dựng trên đất, còn ở chỉ là động từ chỉ hoạt động sinh sống của con người duy trì tại một địa điểm cố định nào đó. Thông qua đó thì có thể hiểu nhau ở là công trình xây dựng phải gắn liền với mục đích là nơi sinh sống của con người. Trong xã hội thời nguyên thủy, gắn với đặc điểm đời sống du canh du cư, nơi sinh sống của con người chỉ được hình thành dưới hình thức đơn giản là tốt leo hoặc các nguyên liệu thô sơ như lá cây hoặc đá tự nhiên… và dưới các hình thức đơn giản để ngụy trang tránh thú dữ cũng như bảo vệ bản thân khỏi các hiện tượng thiên nhiên như mưa gió, lốc xoáy… Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội và khoa học kĩ thuật, con người có thể tạo ra nơi ở để cư trú nâng cấp về chất lượng và hình thức cũng như số lượng. Từ đó nhà ở được hình thành là một công trình kiên cố được xây dựng bằng các nguyên vật liệu chắc chắn như bê tông cốt thép, nó chống chọi được với thời tiết và thiên tai để có thể sử dụng lâu dài. Xoay quanh vấn đề xây dựng nhà ở, nhiều người đặt ra câu hỏi rằng, liệu tháo dỡ nhà ở và các công trình xây dựng có phải tiến hành xin phép các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay không? Thì đòi hỏi phải tìm hiểu kĩ các quy định của pháp luật. Theo pháp luật xây dựng hiện nay, cụ thể là tại khoản 1 Điều 118 của Luật Xây dựng năm 2020 quy định rõ việc phá dỡ các công trình nhà ở phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định, cụ thể như sau:
– Tiến hành phá dỡ công trình xây dựng chỉ được phép thực hiện khi có quyết định cho phép và phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Việc tiến hành phá dỡ các công trình xây dựng không được tiến hành một cách tùy tiện, mà phải được thực hiện theo phương án và giải pháp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Việc tiến hành phá dỡ các công trình xây dựng phải hướng đến mục tiêu đảm bảo an toàn cho cư dân và bảo vệ môi trường sống.
– Việc tiến hành phá dỡ các công trình xây dựng phải đúng với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch được ủy ban nhân dân huyện phê duyệt;
– Ngoài ra cần phải bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.
Như vậy nhìn chung thì theo quy định của pháp luật xây dựng hiện hành, việc phá dỡ công trình nhà ở cần phải tiến hành xin giấy phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi tiến hành để tránh sự tùy tiện và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống chung. Nội chung chủ yếu của phần xin giấy phép tháo dỡ cũng như đào móng công trình cũ sẽ nằm trong giấy xin cấp phép xây dựng của công trình mới, do đó, trước khi phá dỡ công trình cũ thì cần phải có giấy phép xây dựng công trình mới. Ngoài ra, trách nhiệm của các bên khi tiến hành phá dỡ công trình được ghi nhận tại Điều 118 của Luật Xây dựng cụ thể như sau:
– Các chủ thể được giao tổ chức trong việc thực hiện phá dỡ công trình phải chịu trách nhiệm về quá trình thực hiện phá dỡ của mình trước pháp luật và phải chịu bồi thường thiệt hại do bản thân mình gây ra;
– Các chủ thể sở hữu và sử dụng công trình tiến hành phá dỡ công trình theo đúng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mọi hành vi chống đối đều bị coi là vi phạm pháp luật và phải chịu cưỡng chế cũng như mọi chi phí phát sinh;
– Người có thẩm quyền quyết định phá dỡ công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không ban hành quyết định, quyết định không kịp thời hoặc quyết định trái với quy định của pháp luật.
Vì thế đối với câu hỏi: Tháo dỡ nhà ở, công trình xây dựng có phải xin phép không? thì câu trả lời là có để tránh những hạn chế nhất định và đảm bảo sự quản lí nhà nước được chặt chẽ.
2. Trình tự và thủ tục xin cấp phép tháo dỡ nhà:
Theo quy định của pháp luật thì việc phá dỡ nhà ở và các công trình cần phải tiến hành xin phép, như đã phân tích ở trên và nếu Như không xin phép thì đó được coi là sai phạm và sẽ phải chịu chế tài xử phạt theo quy định của pháp luật. Thông thường thì hồ sơ xin cấp phép tháo dỡ nhà ở công trình là một trong những bước quan trọng mà người cấp phép cần phải chuẩn bị trước khi tiến hành xin cấp phép. nhìn chung thì một bộ hồ sơ sẽ bao gồm các giấy tờ cơ bản sau đây:
– Tờ trình của người có nhu cầu xin phê duyệt phương án phá dỡ nhà ở và công trình. Trong nội dung của tờ trình này cần phải trình bày một cách cụ thể và rõ ràng nhất các thông tin về: cơ sở pháp lý cũng như quy mô, bao gồm cả tên chủ đầu tư và địa điểm của công trình cần phá dỡ;
– Bản gốc quyết định phá dỡ công trình của chủ đầu tư;
– Các chứng chỉ hành nghề cần thiết của chủ đầu tư đối với phương án phá dỡ công trình nhà ở kiên cố;
– Các phương án và các biện pháp cần thiết để tiến hành phá dỡ công trình sao cho phù hợp và thuận tiện;
– Dự toán đối với việc phá dỡ toàn bộ công trình nhà ở kiên cố nêu trên;
– Ngoài ra cần phải bổ sung thêm bản thuyết minh chi tiết đi kèm cùng các bạn vẽ biện pháp thi công đối với các loại công trình đặc biệt đó là, nhà cao tầng tức là nhà từ hai tuần trở lên.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên thì các chủ thể có nhu cầu cần nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở Xây nơi mà có vị trí công trình nhà ở tọa lạc. Thời gian giải quyết sẽ là năm ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền nêu trên sẽ phải gửi thông báo bằng văn bản cho những chủ thể có nhu cầu để họ biết rõ về quyết định của cơ quan nhà nước. Sau khi chuẩn bị được các bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ đó thì có thể khái quát chung về quy trình xin cấp phép tháo dỡ công trình nhà ở qua ba bước như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ đến cơ quan có thẩm quyền trong việc xin cấp phép. Và nhận giấy hẹn để đến nhận kết quả phê duyệt của cơ quan đó, được xác định là Sở Xây dựng.
Bước 2: Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành giám định xây dựng đối với công trình để khảo sát và tham mưu cho các cơ quan cấp trên xem xét.
Bước 3: Trong khoảng thời gian từ 5 – 7 ngày làm việc thì các chủ thể sẽ đến nhận kết quả tại cơ quan nơi mà họ nộp hồ sơ ban đầu.
3. Hướng dẫn cách viết đơn xin phá dỡ nhà và công trình:
Nhìn chung một mẫu đơn xin phá dỡ nhà ở và công trình sẽ bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:
– Tên tiêu đề là: Đơn xin cấp giấy phép phá dỡ công trình;
– Kính gửi: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Sở Xây dựng;
– Tên chủ đầu tư: …;
– Người đại diện: … Chức vụ: …;
– Địa chỉ liên hệ: …;
– Số điện thoại liên hệ: …;
– Địa điểm xây dựng: …;
– Vị trí và diện tích lô đất: …;
– Nội dung xin phép: …;
– Đơn vị thi công phá dỡ (địa chỉ và số điện thoại): …;
– Biện pháp thi công phá dỡ, di dời (nếu có): …;
– Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: …;
– Cam kết: tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Một số kinh nghiệm cần lưu ý khi phá dỡ nhà ở và công trình:
Thứ nhất, cần làm thủ tục và hồ sơ xin cấp phép một cách đầy đủ và hợp lệ, như đã phân tích ở trên thì các chủ thể có thể trực tiếp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hỗ trợ và tư vấn về việc hồ sơ cũng như các bước cụ thể trước khi tiến hành xin phép tháo dỡ.
Thứ hai, xem ngày phá vỡ sao cho phù hợp. Bởi phá vỡ là một phần của thi công và cũng là khởi đầu của một chu trình mới vì thế cho nên cần phải thật chu đáo trước khi thực hiện, Theo phong thủy thì phá dỡ đá động tới các thần linh cai quản vì thế cho nên cần phải xem ngày cũng như cũng là để đáp ứng được phần tâm linh trên mảnh đất đó cầu mong cho việc thi công diễn ra suôn sẻ thuận lợi.
Thứ ba, lựa chọn được những đơn vị công công uy tín và trách nhiệm. Để tránh việc thi công một cách nguy hiểm, Đảm bảo quá trình thi công an toàn và không tốn kém nhiều thời gian cũng như chi phí.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xây dựng năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020);
– Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.