Lưu ký chứng khoán là gì? Đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán? Quy định về hồ sơ lưu ký chứng khoán? Những quy định chung về lưu ký chứng khoán? Lưu ký chứng khoán là gì?
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Lưu ký chứng khoán là gì?
Theo quy định tại Khoản 24 Điều 6 Luật chứng khoán 2019 thì “Lưu ký chứng khoán là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu chứng khoán”,. Các quyền liên quan đến sở hữu chứng khoán như: quyền bỏ phiếu; quyền nhận lãi, vốn gốc trái phiếu; quyền nhận cổ phiếu thưởng, cổ tức bằng cổ phiếu, cổ tức bằng tiền; quyền mua cổ phiếu phát hành thêm; quyền chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi…
Chứng khoán đã được lưu ký sẽ được ghi nhận vào tài khoản lưu ký chứng khoán đứng tên nhà đầu tư. Khi chứng khoán được giao dịch, tài khoản của nhà đầu tư sẽ được ghi tăng hoặc giảm mà không cần phải trao tay tờ chứng chỉ chứng khoán.
Thành viên lưu ký chứng khoán hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được pháp luật điều chỉnh tại Luật Chứng khoán như sau:
Thành viên lưu ký:
Thành viên lưu ký là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán và được Trung tâm lưu ký chứng khoán chấp thuận trở thành thành viên lưu ký.
Quyền của thành viên lưu ký:
– Cung cấp dịch vụ lưu ký và thanh toán các giao dịch chứng khoán cho khách hàng;
– Thu phí theo quy định của Bộ Tài chính;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật và theo quy chế của Trung tâm lưu ký chứng khoán.
Nghĩa vụ thành viên lưu ký:
– Tuân thủ các nghĩa vụ quy định tại Luật Chứng khoán;
– Đóng góp quỹ hỗ trợ thanh toán theo quy định tại quy chế của Trung tâm lưu ký chứng khoán;
– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và theo quy chế của Trung tâm lưu ký chứng khoán.
2. Đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán:
Trước hết, điều kiện đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán được quy định tại Điều 48 Luật chứng khoán 2014, bao gồm:
– Điều kiện đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán đối với ngân hàng thương mại:
+ Có Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam;
+ Nợ quá hạn không quá năm phần trăm tổng dư nợ, có lãi trong năm gần nhất;
+ Có địa điểm, trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động đăng ký, lưu ký, thanh toán các giao dịch chứng khoán.
– Điều kiện đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán đối với công ty chứng khoán:
+ Có Giấy phép thành lập và hoạt động thực hiện nghiệp vụ môi giới hoặc tự doanh chứng khoán;
+ Có địa điểm, trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động đăng ký, lưu ký, thanh toán các giao dịch chứng khoán.
Theo Điều 50 Luật chứng khoán 2014, thủ tục đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán đối với ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán thực hiện như sau:
* Nộp hồ sơ
Đại diện ngân hàng thương mại hoặc công ty chứng khoán đáp ứng đủ điều kiện trên nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán tại Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
Căn cứ Điều 49 Luật chứng khoán 2014, hồ sơ gồm có:
– Giấy đề nghị đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán.
– Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động.
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm thực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán.
–
* Xem xét hồ sơ và cấp giấy
– Trong vòng mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán cho tổ chức đăng ký. Trường hợp từ chối, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán, công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại phải làm thủ tục đăng ký thành viên lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán và tiến hành hoạt động.
3. Quy định về hồ sơ lưu ký chứng khoán:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có một vấn đề này xin nhờ giải đáp. Tôi và chị gái có sở hữu cổ phần của 1 công ty đang niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội. Tuy nhiên, do không hiểu biết lắm về lĩnh vực này nên bạn tôi có nói đưa bạn tôi 2 sổ cổ đông đó đi lưu ký tại công ty chứng khoán. Vừa rồi tôi có lên công ty chứng khoán kiểm tra hồ sơ thì toàn bộ hợp đồng đều ký tên tôi và chị gái (tuy nhiên, chữ ký này đều không phải của 2 chị em tôi). Thông tin trên hợp đồng mở tài khoản cũng trùng khớp với thông tin của 2 chị em.
Tuy nhiên, trong hợp đồng thì địa chỉ email, số điện thoại, mật khẩu giao dịch thì đều là số của người khác. Kiểm tra giao dịch thì có rất nhiều giao dịch liên quan đến 2 tài khoản trên. Và tôi không ký bất kỳ một hợp đồng uỷ quyền giao dịch nào đối với 2 tài khoản trên. Vậy cho tôi hỏi:
– Tôi muốn đổi lại thông tin về số điện thoại, địa chỉ email, mật khẩu giao dịch thì có xảy ra tranh chấp gì không?
– Việc người khác trading tài khoản của tôi là đúng hay sai?
– Trong trường hợp này pháp luật sẽ xử lý như thế nào?
Chân thành cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 4 Quy chế hoạt động lưu ký chứng khoán ban hành kèm theo
“1. Hồ sơ lưu ký chứng khoán (hồ sơ ký gửi, rút, chuyển khoản, phong tỏa và giải toả chứng khoán, điều chỉnh thông tin nhà đầu tư) phải có đầy đủ chứng từ theo quy định, đóng dấu giáp lai đối với tài liệu đính kèm (nếu có), nội dung chứng từ phải thể hiện đầy đủ thông tin, cùng màu mực, nét chữ và chữ ký gốc của nhà đầu tư (nếu có). Phần xác nhận của thành viên lưu ký/tổ chức mở tài khoản trực tiếp trên chứng từ phải có đầy đủ nội dung về con dấu, chữ ký gốc và họ tên thành viên Ban Giám đốc phụ trách hoạt động lưu ký đã đăng ký với VSD hoặc người được uỷ quyền theo quy định tại Quy chế thành viên lưu ký của VSD.
Trường hợp nhà đầu tư là tổ chức, giấy đề nghị của nhà đầu tư phải có đủ chữ ký của người có thẩm quyền và con dấu của tổ chức đó. Trường hợp nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài không sử dụng con dấu, trên cơ sở thông tin nhận biết khách hàng quản lý tại thành viên lưu ký, thành viên lưu ký có văn bản gửi VSD nêu rõ việc tổ chức nước ngoài không sử dụng con dấu và xác nhận đã kiểm tra chữ ký trên hồ sơ lưu ký là chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức nước ngoài đã đăng ký với thành viên lưu ký.
3. Trường hợp ủy quyền lưu ký chứng khoán, nhà đầu tư phải có văn bản ủy quyền ghi rõ nội dung và phạm vi ủy quyền. Nếu văn bản ủy quyền bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch công chứng. Trường hợp người nhận ủy quyền là tổ chức, các chứng từ liên quan đến việc lưu ký chứng khoán phải có đủ chữ ký của người có thẩm quyền và con dấu của tổ chức đó. Thành viên lưu ký chịu trách nhiệm kiểm tra về tính hợp lệ của việc ủy quyền của nhà đầu tư. “
Trong trường hợp của bạn, việc thực hiện lưu ký chứng khoán phải được bạn và chị gái chị trực tiếp thực hiện; nếu bạn muốn nhờ bạn mình làm giúp phải có văn bản ủy quyền ghi rõ nội dung và phạm vi ủy quyền. Trong trường hợp các thông tin trên cổ phiếu không đúng với thông tin của người đứng tên lưu ký chứng khoán thì chứng khoán sẽ bị từ chối lưu ký. Trường hợp của bạn vẫn được đăng ký có thể do sự sai sót của thành viên lưu ký. Việc người khác sử dụng tài khoản của bạn mà không có sự đồng ý của bạn là một hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo mức độ sai phạm của người đó (giá trị của hợp đồng gia dịch,…), thì họ có thể sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Những quy định chung về lưu ký chứng khoán:
Hệ thống lưu ký chứng khoán
Hệ thống lưu ký chứng khoán bao gồm Trung tâm Lưu ký chứng khoán và các thành viên lưu ký. Thành viên lưu ký là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán và được Trung tâm Lưu ký chứng khoán chấp thuận trở thành thành viên lưu ký.
Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng lưu ký chứng khoán, thành viên lưu ký phải mở tài khoản lưu ký chứng khoán chi tiết và quản lý tách biệt tài sản cho từng khách hàng. Chứng khoán lưu ký của khách hàng tại thành viên lưu ký là tài sản thuộc sở hữu của khách hàng và được quản lý tách biệt với tài sản của thành viên lưu ký. Thành viên lưu ký không được sử dụng chứng khoán trong tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng vì lợi ích của bên thứ ba hoặc vì lợi ích của chính thành viên lưu ký.
Nguyên tắc lưu ký chứng khoán
Các nguyên tắc cần tuân thủ khi lưu ký chứng khoán bao gồm:
– Việc lưu ký chứng khoán của khách hàng được quản lý theo hai cấp: khách hàng lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký và thành viên lưu ký tái lưu ký chứng khoán của khách hàng tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán.
– Thành viên lưu ký nhận lưu ký các chứng khoán của khách hàng với tư cách là người được khách hàng uỷ quyền thực hiện các nghiệp vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Để lưu ký chứng khoán, khách hàng phải ký hợp đồng mở tài khoản lưu ký chứng khoán với thành viên lưu ký.
– Trung tâm Lưu ký chứng khoán nhận tái lưu ký chứng khoán từ các thành viên lưu ký với tư cách là người được thành viên uỷ quyền thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Để tái lưu ký chứng khoán, thành viên phải mở tài khoản lưu ký chứng khoán đứng tên thành viên lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán.
Hiệu lực lưu ký chứng khoán
– Việc lưu ký chứng khoán có hiệu lực kể từ thời điểm Trung tâm Lưu ký chứng khoán thực hiện hạch toán trên tài khoản lưu ký chứng khoán liên quan của thành viên mở tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán.
– Việc hạch toán, chuyển khoản chứng khoán bằng bút toán ghi sổ giữa các tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên hoặc khách hàng lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán có hiệu lực pháp lý như đối với chuyển giao chứng khoán vật chất và được pháp luật thừa nhận.
– Chứng khoán chưa được giao dịch bán khi chưa được Trung tâm Lưu ký chứng khoán hạch toán vào tài khoản chứng khoán giao dịch của thành viên.
5. Lưu ký chứng khoán là cổ phiếu đang cầm cố:
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi là: Người sở hữu Cổ phiếu của 1 ngân hàng TMCP A đã đem số CP đó đi cầm cố tại 1 công ty chứng khoán, và số cổ phiếu đó được phong tỏa trên tài khoản của khách hàng đó tại Ngân hàng A. tuy nhiên sau đó khi Ngân hàng A làm thủ tục đăng kí chứng khoán tập trung tại VSD, vậy số cổ phiếu đó sẽ phải lưu ký tại đâu?
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ Điều 25 Thông tư 05/2015/TT-BTC hướng dẫn hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán như sau:
“Điều 25. Tài khoản lưu ký chứng khoán tại VSD
1. Tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký và tổ chức mở tài khoản trực tiếp tại VSD bao gồm:
a) Tài khoản chứng khoán giao dịch;
b) Tài khoản chứng khoán tạm ngừng giao dịch;
c) Tài khoản chứng khoán cầm cố;
d) Tài khoản chứng khoán phong tỏa, tạm giữ;
đ) Tài khoản chứng khoán chờ thanh toán;
e) Tài khoản chứng khoán chờ về;
g) Tài khoản chứng khoán chờ cho vay;
h) Tài khoản chứng khoán ký quỹ đảm bảo khoản vay;
i) Tài khoản chứng khoán chờ giao dịch;
k) Tài khoản chứng khoán sửa lỗi giao dịch;
l) Các tài khoản khác theo quy định của pháp luật.
2. Tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký nêu tại Khoản 1 Điều này được phân loại như sau:
a) Tài khoản của chính thành viên lưu ký;
b) Tài khoản cho khách hàng trong nước của thành viên lưu ký;
c) Tài khoản cho khách hàng nước ngoài của thành viên lưu ký.
3. Tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp tại VSD bao gồm các nội dung sau đây:
a) Số tài khoản lưu ký chứng khoán;
b) Tên và địa chỉ của thành viên lưu ký;
c) Số lượng, loại và mã chứng khoán lưu ký;
d) Số lượng chứng khoán tăng giảm và lý do của việc tăng giảm;
đ) Các thông tin cần thiết khác.”
Như vậy, Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Đối với tài khoản chứng khoán đã bị phong toả và là tài sản cầm cố thì vẫn thuộc đối tượng được lưu ký chứng khoán tại VSD theo quy định tại ĐIểm d Khoản 1 Điều 25 Thông tư 05/2015/TT-BTC hướng dẫn hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán nêu trên.
Trong trường hợp số cổ phiếu của người này được dùng làm tài sản đảm bảo bị đem ra thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền thì thực hiện chuyển quyền sở hữu chứng khoán theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 19 Thông tư 05/2015/TT-BTC quy định các trường hợp chuyển quyền sở hữu chứng khoán:
“- Chuyển quyền sở hữu do xử lý tài sản bảo đảm là chứng khoán trong các giao dịch cầm cố, thế chấp, ký quỹ. Trường hợp chuyển quyền sở hữu liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài chỉ thực hiện sau khi có ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.