Xã hội ngày càng phát triển, nhiều người muốn nâng cao vị thế của mình bằng việc tham gia vào nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Vậy thành viên hợp danh trong công ty hợp danh có được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hay không?
Mục lục bài viết
1. Thành viên hợp danh có được làm chủ doanh nghiệp tư nhân không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 177 của
– Phải có ít nhất 02 thành viên được xác định là chủ sở hữu chung của công ty, các thành viên phải cùng nhau kinh doanh dưới một tên gọi chung hay còn được gọi là thành viên hợp doanh. Ngoài các thành viên hợp danh thì công ty hợp danh có thể có thêm thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật;
– Thành viên hợp danh phải được xác định là cá nhân theo quy định của pháp luật, và thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty hợp doanh;
– Thành viên góp vốn được xác định là tổ chức hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật, thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty hợp danh trong phạm vi số vốn mà mình đã cam kết góp vào công ty hợp danh đó.
Bên cạnh đó thì có thể nói, công ty hợp danh là công ty có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật về dân sự được tính kể từ ngày công ty hợp danh được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh đó, công ty hợp danh không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào, và đây được xem là một trong những điểm khác biệt cơ bản giữa công ty hợp danh và công ty cổ phần.
Căn cứ theo quy định tại Điều 188 của
– Doanh nghiệp tư nhân được xác định là loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật do một cá nhân vừa làm chủ và cá nhân đó cũng đồng thời chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, hay còn gọi là loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của doanh nghiệp;
– Doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật sẽ không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào, và đây được xem là một trong những đặc điểm khác biệt giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần;
– Mỗi cá nhân theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp chỉ được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân duy nhất, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, và chủ doanh nghiệp tư nhân cũng không được đồng thời là thành viên hợp danh của công ty hợp doanh;
– Doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật sẽ không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong công ty cổ phần, sẽ không được quyền góp vốn trong công ty hợp danh hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 180 của Luật doanh nghiệp năm 2022 có quy định về một số hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh của công ty hợp doanh. Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh được quy định cụ thể như sau:
– Thành viên hợp danh của công ty hợp danh sẽ không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trái quy định của pháp luật (loại trừ trường hợp được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại);
– Thành viên hợp danh của công ty hợp danh không được nhân danh chính cá nhân mình hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng một ngành nghề kinh doanh của công ty hợp danh nhầm mục đích tư lợi cá nhân hoặc phục vụ cho lợi ích của các tổ chức và cá nhân khác trong xã hội trái quy định của pháp luật;
– Thành viên hợp danh của công ty hợp danh không được chuyển một phần vật không được chuyển toàn bộ phần bóp bốn của mình trái quy định của pháp luật tại công ty hợp danh cho các tổ chức và cá nhân khác nếu như không được sự đồng ý và chấp thuận của tất cả các thành viên hợp danh còn lại trong công ty.
Theo đó thì có thể nói, thành viên hợp danh trong công ty hợp danh sẽ không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân.
2. Thành viên góp vốn có được làm chủ doanh nghiệp tư nhân không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 188 của Doanh nghiệp năm 2022 có quy định về doanh nghiệp tư nhân. Cụ thể như sau:
– Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và cả trên đó cũng sẽ tự chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân;
– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân duy nhất, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là thành viên hợp danh của công ty hợp doanh;
– Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, không được quyền mua phần vốn góp trong công ty hợp danh hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, mặc dù chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ không được là thành viên hợp danh trong công ty hợp danh theo như phân tích nêu trên, tuy nhiên chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn được phép là thành viên góp vốn trong công ty hợp danh theo như phân tích nêu trên. Vì vậy, thành viên góp vốn vẫn có thể được làm chủ doanh nghiệp tư nhân, hành vi này sẽ không bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
3. Quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty hợp danh:
– Quyền của thành viên trong công ty hợp danh được quy định cụ thể như sau:
+ Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo quy định của pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của công ty hợp doanh;
+ Thành viên hợp danh có quyền nhân danh công ty hợp danh để tiến hành các hoạt động kinh doanh theo các ngành nghề kinh doanh của công ty hợp doanh, có quyền đàm phán và ký kết hợp đồng với các đối tác xuất phát từ điều kiện là có lợi tốt nhất cho công ty hợp doanh;
+ Có quyền tham gia phiên họp và thảo luận, có quyền biểu quyết đối với các vấn đề của công ty hợp doanh, mỗi thành viên hợp danh trong công ty hợp danh sẽ có một phiếu biểu quyết và có số phiếu biểu quyết khác quy định trong điều lệ của công ty hợp danh đó;
+ Thành viên của công ty hợp danh có quyền sử dụng con dấu và tài sản của công ty hợp danh để hoạt động kinh doanh các ngành nghề kinh doanh của công ty hợp danh phù hợp với quy định của pháp luật, có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại số tiền gốc và lãi phù hợp với lãi suất thị trường trên thực tế dựa trên số tiền gốc đã ứng trước để thực hiện công việc kinh doanh của công ty hợp danh đó;
+ Có quyền yêu cầu công ty hợp danh bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong thẩm quyền nếu như thiệt hại đó xảy ra không phải do lỗi của cá nhân.
– Nghĩa vụ của thành viên trong công ty hợp danh được quy định cụ thể như sau:
+ Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật, không được làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh khác trái quy định của pháp luật, trừ trường hợp được sự nhất trí của tất cả các thành viên hợp danh còn lại;
+ Không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện hoạt động kinh doanh cùng ngành nghề với công ty hợp danh để nhầm mục đích trục lợi cá nhân hoặc phục vụ cho lợi ích của các tổ chức và cá nhân khác trong xã hội;
+ Không được quyền chuyển nhượng một phần hoặc chờ nhận toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty hợp danh cho người khác nếu như không được sự đồng ý của tất cả các thành viên hợp danh còn lại.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Doanh nghiệp năm 2022.