Hoạt động của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật? Trình tự, Thủ tục đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật? Mức trợ cấp đối với các trường hợp bị khuyết tật?
Hiện nay trong thời kì phát triển kinh tế, con người được hòa nhập hơn với các nền công nghệ, việc làm…Nhưng bên cạnh đó vẫn có những trường hợp kém may mắn như những người bị khuyết tật, họ không có khả năng hoặc bị hạn chế thực hiện một số công việc, không tự nuôi sống bản thân, Nhà nước và pháp luật đề ra các chính sách để hỗ trợ người khuyết tật. Một trong số đó là xác định mức độ khuyết tật để hưởng trợ cấp. Vậy được tiến hành như thế nào và Thành viên hội đồng xác định mức độ khuyết tật để hưởng trợ cấp được quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết bài viết
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư Số: 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do hội đồng xác định mức độ khuyết tật
– Nghị định Số: 763/VBHN-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật người khuyết tật
1. Hoạt động của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật
Căn cứ theo khoản 1 điều 2 về Hoạt động của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật của Thông tư Số: 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do hội đồng xác định mức độ khuyết tật quy định
1. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã) quyết định thành lập gồm các thành viên sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng;
b) Trạm trưởng trạm y tế cấp xã;
c) Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội;
d) Người đứng đầu hoặc cấp phó của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh cấp xã;
đ) Người đứng đầu tổ chức của người khuyết tật cấp xã nơi có tổ chức của người khuyết tật.
2. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật hoạt động theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 16 Luật Người khuyết tật.
3. Hội đồng có nhiệm vụ xác định dạng tật và mức độ khuyết tật; xác định lại mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật khi có sự kiện làm thay đổi mức độ khuyết tật.
Dựa theo như trên có thể xác định được các thành viên của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và các hoạt đông của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, việc thành lập và hoạt động Hội đồng xác định mức độ khuyết tật phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật và trình tự thủ tục điều kiện được quy định đối với Hội đồng xác định mức độ khuyết tật
2. Trình tự, Thủ tục đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật
2.1. Hồ sơ đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật
Căn cứ dựa trên Thông tư Số: 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện Tại Điều 4. Hồ sơ đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật gồm có:
– Đơn đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
– Bản sao các giấy tờ liên quan đến khuyết tật (nếu có) như: bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật, Giấy xác nhận khuyết tật cũ và các giấy tờ có liên quan khác.
– Bản sao kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa trước ngày
– Trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 8 và điểm b, Khoản 2 Điều 8 thì không phải nộp các giấy tờ quy định tại
Dựa theo như trên thì Hồ sơ đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật được quy định các giấy tờ cụ thể như Đơn đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật, Bản sao các giấy tờ liên quan đến khuyết tật, Bản sao kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa cà các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật
2.2. Thủ tục và trình tự thực hiện xác định, xác định lại mức độ khuyết tật
Căn cứ dựa trên Thông tư Số: 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện quy định:
Tại Điều 5. Thủ tục và trình tự thực hiện xác định, xác định lại mức độ khuyết tật quy định:
Bước 1: Khi có nhu cầu xác định hay thực hiện xác định lại mức độ khuyết tật thì người đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật làm hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư Số: 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do hội đồng xác định mức độ khuyết tật gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo quy định của pháp luật. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn:
– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của đối tượng, người đại diện hợp pháp.
– Giấy khai sinh đối với trẻ em.
– Sổ hộ khẩu của đối tượng, người đại diện hợp pháp.
Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người đề nghị, Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm:
+ Gửi văn bản tham khảo ý kiến cơ sở giáo dục về tình trạng khó khăn trong học tập, và sinh hoạt, giao tiếp và kiến nghị về dạng khuyết tật, dựa theo mức độ khuyết tật của người được xác định mức độ khuyết tật đang đi học theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư Số: 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do hội đồng xác định mức độ khuyết tật quy định
+ Triệu tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
+ Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo phương pháp quy định tại Điều 3 Thông tư này; lập hồ sơ, biên bản kết luận dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.
+ Đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, và kết luận giám định về mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực, Hội đồng căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP;
+ Biên bản họp Hội đồng ghi theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
Bước 3: Đối với Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã, Trạm y tế. các Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên, thì Hội đồng tiến hành quan sát và phỏng vấn người khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật theo quy định của pháp luật
Bước 4: Đối với Trường hợp Hội đồng không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật và người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng hoặc có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng không khách quan, và chính xác thì Hội đồng chuyển hồ sơ lên Hội đồng Giám định y khoa theo quy định của pháp luật.
Như vậy, dựa trên các hồ sơ giấy tờ đầy đủ thì Thủ tục và trình tự thực hiện xác định, xác định lại mức độ khuyết tật được tiến hành trên cơ sơ quy định cụ thể về Khi có nhu cầu xác định, xác định lại mức độ khuyết tật, Lưu ý Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người đề nghị, Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm theo quy định về vấn đề này và Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trạm y tế.
3. Mức trợ cấp đối với các trường hợp bị khuyết tật
Căn cứ dựa trên quy định tại Nghị định Số: 763/VBHN-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật người khuyết tật như sau:
Tại Điều 15. Mức chuẩn xác định các mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng và mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng
1. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng, mức cấp kinh phí nuôi dưỡng hàng tháng đối với người khuyết tật được tính theo mức chuẩn trợ cấp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của Chính phủ nhân với hệ số quy định tại các Điều 16, 17 và 18 Nghị định này.
2. Căn cứ điều kiện cụ thể, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các ngành, tổ chức đoàn thể ở Trung ương (có cơ sở chăm sóc người khuyết tật), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định các mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng, mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng, mức hỗ trợ chi phí mai táng, mức cấp kinh phí nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng trong cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quản lý cho phù hợp, nhưng không thấp hơn các mức tương ứng quy định tại Nghị định này.
Như vậy, việc người khuyết tật có quyền được xác định mức độ khuyết tật bời hội đồng xác định mức độ khuyết tật được pháp luật quy định chi tiết và Mức chuẩn xác định các mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng và mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng được quy định như trên Căn cứ điều kiện cụ thể, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các ngành, tổ chức đoàn thể ở Trung ương quy định các mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng, mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng cho người khuyết tật.
Trên đây là thông tin chúng tôi tư vấn về Thành viên hội đồng xác định mức độ khuyết tật để hưởng trợ cấp và các thông tin pháp lý liên quan về vấn đề này.