Công ty TNHH có thể nói là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay bởi những ưu điểm mà nó mang lại cho chủ doanh nghiệp. Để thành lập và vận hành công ty TNHH thì cần phải nắm rõ các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này. Vậy thành viên công ty là gì và quy định về thành viên công ty TNHH ra sao?
Mục lục bài viết
1. Thành viên công ty là gì?
Thành viên công ty được hiểu là người góp vốn vào công ty hoặc có quyền sở hữu đối với một phần vốn góp vào công ty thông qua các sự kiện pháp lý khác như nhận chuyển nhượng, được thừa kế, tặng cho,…
Thành viên công ty trong tiếng Anh là “Company member”.
2. Phân loại thành viên:
– Căn cứ vào thời điểm góp vốn, thành viên công ty được phân thành hai loại:
+ Thành viên sáng lập: đây là người có vai trò đặc biệt quan trọng, thực hiện các hoạt động pháp lý cần thiết trực tiếp với cơ quan nhà nước để khai sinh ra doanh nghiệp. Có các loại như thành viên sáng lập của công ty hợp danh và công ty TNHH hai thành viên trở lên, cổ đông sáng lập của công ty cổ phần.
Ngoài ra, pháp luật có quy định một số trường hợp khác được coi là sáng lập viên như: người nhận chuyển nhượng vốn góp của sáng lập viên; người nhận vốn góp đối với phần vốn mà sáng lập viên không góp được theo cam kết.
Tuy nhiên không phải bất cứ cá nhân, tổ chức nào cũng có thể trở thành thành viên sáng lập công ty. Chỉ có những đối tượng không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 17
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
+ Thành viên không phải thành viên sáng lập: là những cá nhân, tổ chức góp vốn vào công ty nhằm tiến hành kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận sau thời điểm công ty đã được thành lập, không tham gia thông qua Điều lệ công ty.
– Căn cứ vào trách nhiệm tài sản của nhà đầu tư, thành viên công ty được chia thành:
+ Thành viên chịu trách nhiệm tài sản hữu hạn: là các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn về các Khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty trong phạm vi số vốn góp trong công ty. Loại thành viên này bao gồm: Thành viên công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, cổ đông công ty cổ phần, thành viên góp vốn trong công ty hợp danh.
+ Thành viên chịu trách nhiệm tài sản vô hạn: là các thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các Khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty. Loại thành viên này chỉ có thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
– Căn cứ vào loại hình công ty, có thể chia thành các loại:
+ Thành viên công ty cổ phần là cổ đông: Cổ đông là người sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của công ty cổ phần. Địa vị pháp lý của mỗi cổ đông sẽ phụ thuộc vào loại cổ phần mà họ nắm giữ.
+ Thành viên công ty TNHH: là tổ chức hoặc các nhân sở hữu phần vốn góp vào công ty TNHH.
+ Thành viên công ty hợp danh: là tổ chức, cá nhân góp vốn vào công ty hợp danh, trong đó thành viên hợp danh bắt buộc phải là cá nhân.
– Căn cứ vào tư cách pháp lý của chủ đầu tư có thể chia thành:
+ Thành viên là cá nhân
+ Thành viên là pháp nhân.
Cá nhân có thể trở thành viên của mọi loại hình công ty còn pháp nhân không thể trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
3. Quy định về thành viên công ty TNHH:
3.1. Công ty TNHH một thành viên:
Theo quy định của
Quyền của chủ sở hữu công ty
– Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
– Quyết định chiến lược phát triển và
– Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý, Kiểm soát viên của công ty;
– Quyết định dự án đầu tư phát triển;
– Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
– Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong
– Thông qua
– Quyết định tăng vốn Điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn Điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; quyết định phát hành trái phiếu;
– Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác;
– Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty;
– Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
– Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;
– Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;
– Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Thực hiện quyền của chủ sở hữu công ty trong một số trường hợp đặc biệt
– Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, tặng cho một phần vốn Điều lệ cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân khác hoặc công ty kết nạp thêm thành viên mới thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình doanh nghiệp tương ứng và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng, tặng cho hoặc kết nạp thành viên mới.
– Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì ủy quyền cho người khác thực hiện một số hoặc tất cả quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty.
– Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ sở hữu công ty hoặc thành viên công ty. Công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình doanh nghiệp tương ứng và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc việc giải quyết thừa kế. Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp của chủ sở hữu được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
– Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân mất tích thì phần vốn góp của chủ sở hữu được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
– Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân mà bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty được thực hiện thông qua người đại diện.
– Trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức mà bị giải thể hoặc phá sản thì người nhận chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu trở thành chủ sở hữu hoặc thành viên công ty. Công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình doanh nghiệp tương ứng và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.
– Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân mà bị Tòa án cấm hành nghề, làm công việc nhất định hoặc chủ sở hữu công ty là pháp nhân thương mại bị Tòa án cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp thì cá nhân đó không được hành nghề, làm công việc nhất định tại công ty đó hoặc công ty tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Tòa án.
Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty
– Góp đủ và đúng hạn vốn Điều lệ công ty.
– Tuân thủ Điều lệ công ty.
– Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty với tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với chi tiêu của Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
– Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê, hợp đồng, giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty.
– Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn Điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn Điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các Khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
– Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các Khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
– Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
3.2. Công ty TNHH hai thành viên trở lên:
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các Khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 47 của Luật doanh nghiệp. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 51, 52 và 53 của Luật doanh nghiệp.
Quyền của thành viên Hội đồng thành viên
– Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
– Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 47 của Luật doanh nghiệp;
– Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
– Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản;
– Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn Điều lệ;
– Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
– Tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và người quản lý khác theo quy định tại Điều 72 của Luật doanh nghiệp;
– Quyền khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Ngoài các quyền trên, thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn Điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định hoặc thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 49 có các quyền sau đây:
– Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền;
– Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm;
– Kiểm tra, xem xét, tra cứu và sao chụp sổ đăng ký thành viên, biên bản họp, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên và tài liệu khác của công ty;
– Yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng thành viên, nếu trình tự, thủ tục, Điều kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết, quyết định đó không thực hiện đúng hoặc không phù hợp với quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn Điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 thì nhóm thành viên còn lại đương nhiên có quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều 49.
Nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên
– Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết, chịu trách nhiệm về các Khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 4 Điều 47 của Luật này.
– Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các Điều 51, 52, 53 và 68 của Luật doanh nghiệp.
– Tuân thủ Điều lệ công ty.
– Chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
– Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây:
+ Vi phạm pháp luật;
+ Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác;
+ Thanh toán Khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
– Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: