Văn minh Đại Việt là những sáng tạo vật chất và tinh thần tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX với nhiều thành tựu đạt được. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo bài viết Thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật của văn minh Đại Việt dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật của văn minh Đại Việt:
Câu hỏi: Nêu những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật của văn minh Đại Việt. Thành tựu nào khiến em ấn tượng nhất? Vì sao?
Lời giải:
* Thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật văn minh Đại Việt
– Kiến trúc:
+ Kiến trúc cung đình tiêu biểu là các kinh đô như: Hoa Lư (thời Định – Tiền Lê), Thăng Long (thời Lý – Trần – Lê), Tây Đô (thời Hồ) và Phú Xuân – Huế (thời Nguyễn). …
+ Kiến trúc tôn giáo, tiêu biểu là: chùa, tháp, đền, đình, miếu, nhà thờ,…
– Điêu khắc
+ Phát triển, đạt đến trình độ cao
+ Thể hiện qua những tác phẩm chạm khắc trên các công trình kiến trúc, điêu khắc tượng,…
– Tranh dân gian
+ Gồm hai loại chính là tranh thờ và tranh chơi Tết.
+ Kĩ thuật chủ yếu là in trên giấy dó bằng nhiều ván khắc, sau đó có sửa lại bằng tay.
+ Thời kì Lê trung hưng xuất hiện các dòng tranh nổi tiếng: Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội)…
– Nghệ thuật biểu diễn
+ Đa dạng về thể loại, bao gồm biểu diễn cung đình và biểu diễn dân gian.
– Năm 1437, vua Lê Thái Tông cho làm nhã nhạc cung đình và cấm các loại hình ca múa nhạc cổ truyền như tuồng, chèo,…
+ Trong dân gian, các loại hình diễn xướng như tuổng, chèo, múa rối phát triển rộng rãi. Nhiều giáo phường được thành lập.
+ Nhạc cụ truyền thống gồm nhiều loại thuộc bộ gõ, bộ hơi và bộ dây.
* Thành tựu em ấn tượng nhất: thành nhà Hồ (Thanh Hóa). Vì: đây là công trình kiến trúc có nhiều giá trị lớn về lịch sử, văn hóa và kĩ thuật xây dựng. Thành nhà Hồ được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong số rất ít các tòa thành đá còn lại trên thế giới. Năm 2011, công trình này đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
2. Thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt:
Những thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt gồm:
– Về kinh tế:
+ Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo; các triều đại đều có chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp.
+ Thủ công nghiệp gồm 2 bộ phận: Thủ công nghiệp nhà nước và Thủ công nghiệp trong dân gian.
+ Hoạt động buôn bán trong và ngoài nước phát triển; xuất hiện nhiều đô thị lớn, như: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An…
– Về chính trị:
+ Bộ máy nhà nước ngày càng được củng cố, hoàn thiện
+ Nhà nước lãnh đạo thành công nhiều cuộc kháng chiến chống xâm lược
+ Hệ thống luật pháp được xây dựng và ngày càng hoàn thiện.
– Về tư tưởng, tôn giáo:
+ Tư tưởng: yêu nước thương dân; Nho giáo, dần phát triển cùng với sự phát triển của giáo dục và thi cử.
+ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tổ tiên tiếp tục phát triển.
+ Tôn giáo: Phật giáo và Đạo giáo có vị thế nhất định trong xã hội.
– Thành tựu Giáo dục
+ Nhà nước quan tâm đến phát triển giáo dục
+ Các khoa thi được mở ra để tuyển chọn nhân tài cho đất nước.
– Thành tựu chữ viết
+ Sáng tạo chữ Nôm trên cơ sở chữ Hán (của Trung Quốc)
+ Đến thế kỉ XVII, chữ quốc ngữ ra đời từ sự cải tiến bảng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt.
– Thành tựu về văn học
+ Văn học dân gian tiếp tục phát triển, phong phú về thể loại
+ Văn học chữ viết phát triển, gồm 2 bộ phận: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
– Thành tựu về khoa học: các lĩnh vực: sử học, địa lí học, toán học, khoa học quân sự, y học… đều có sự phát triển
– Thành tựu về âm nhạc: các lĩnh vực âm nhạc, lễ hội, kiến trúc và điêu khắc đều đạt được những tiến bộ nhất định.
3. Bài tập vận dụng có đáp án:
Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tổ chức bộ máy nhà nước của Đại Việt thời phong kiến?
A. Tổ chức theo thể chế quân chủ lập hiến.
B. Không ngừng được củng cố, hoàn thiện.
C. Vai trò quản lí của nhà nước ngày càng chặt chẽ.
D. Tổ chức theo thể chế quân chủ chuyên chế.
Đáp án đúng là: A
– Những thành tựu tiêu biểu về bộ máy nhà nước của nền văn minh Đại Việt:
+ Bộ máy nhà nước được tổ chức theo thể chế quân chủ chuyên chế. Vua đứng đầu nhà nước, có quyền lực tối cao; dưới vua là hệ thống quan lại các cấp.
+ Bộ máy nhà nước không ngừng được củng cố, hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
+ Việc thành lập cơ quan hành chính, pháp lí, chuyên môn, giám sát,… thể hiện vai trò tổ chức, quản lý của nhà nước ngày càng chặt chẽ.
Câu 2. Bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt là
A. Hình thư.
B. Hình luật.
C. Luật Hồng Đức.
D. Luật Gia Long.
Đáp án đúng là: A
Bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt là Hình thư, được ban hành dưới triều Lý.
Câu 3. Năm 1230, vua Trần Thái Tông đã cho soạn bộ luật nào?
A. Hình thư.
B. Hình luật.
C. Luật Hồng Đức.
D. Luật Gia Long.
Đáp án đúng là: B
Năm 1230, vua Trần Thái Tông đã cho soạn bộ Hình luật.
Câu 4. Bộ luật nào dưới đây được ban hành dưới thời Lê sơ?
A. Hình thư.
B. Hình luật.
C. Luật Hồng Đức.
D. Luật Gia Long.
Đáp án đúng là: C
Bộ Quốc triều hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức) được ban hành vào năm 1483, dưới thời vua Lê Thánh Tông.
Câu 5. Bộ luật nào dưới đây được ban hành dưới thời Nguyễn?
A. Hình thư.
B. Hình luật.
C. Luật Hồng Đức.
D. Luật Gia Long.
Đáp án đúng là: D
Năm 1811, vua Gia Long cho biên soạn bộ Hoàng triều luật lệ (còn gọi là Luật Gia Long) và được thi hành trong suốt các triều vua nhà Nguyễn.
Câu 6. Luật pháp của các triều đại phong kiến Đại Việt không đề cao vấn đề nào dưới đây?
A. Tính dân tộc và chủ quyền quốc gia.
B. Tính tự trị của các làng xã, châu, huyện.
C. Quyền lực của vua, quyền lợi của quý tộc, quan lại.
D. Quyền lợi của nhân dân (trong đó có quyền lợi của phụ nữ)
Đáp án đúng là: B
Nội dung trong các bộ luật của các triều đại phong kiến Đại Việt đề cập đến việc: nêu cao tính dân tộc, chủ quyền quốc gia; bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, quý tộc; thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Ngoài ra, cũng có một số điều luật bảo vệ quyền lợi của nhân dân, trong đó có quyền lợi của phụ nữ….
Câu 7. Nhà nước phong kiến Đại Việt không thực hiện biện pháp nào dưới đây để thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp?
A. Khuyến khích nhân dân khai hoang, lấn biển mở rộng diện tích canh tác.
B. Lập các chức quan quản lí, giám sát, khuyến khích sản xuất nông nghiệp.
C. Cho phép nhân dân tùy ý bỏ ruộng hoang nếu không có nhu cầu canh tác.
D. Vận động nhân dân tham gia đắp đê, phòng lụt trên quy mô lớn.
Đáp án đúng là: C
– Nhà nước phong kiến Đại Việt thực hiện nhiều chính sách quan tâm, chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp, như:
+ Đắp đê, xây dựng hoặc tu sửa các công trình thủy lợi
+ Kêu gọi và tổ chức nhân dân khai hoang, phục hóa, lấn biển mở rộng diện tích cày cấy
+ Thực hiện phép “quân điền” chia ruộng đất cho nông dân
+ Nghiêm cấm giết trâu bò, để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp
+ Ngoài ra, nhà nước còn thực hiện: miễn giảm thuế, cày tịch điền; đặt một số chức quan quản lí, giám sát và khuyến khích sản xuất nông nghiệp
Câu 8. Cây trồng chính của nhân dân Đại Việt thời phong kiến là
A. lúa mì.
B. lúa mạch.
C. lúa nước.
D. ngô.
Đáp án đúng là: C
Ở Đại Việt, thời phong kiến, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo với cây trồng chính là lúa nước. Ngoài ra, người dân còn trồng nhiều cây lương thực như ngô, khoai, sắn,…
Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những thành tựu tiêu biểu của thủ công nghiệp Đại Việt?
A. Thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục được duy trì và phát triển.
B. Xuất hiện nhiều ngành nghề mới, như: làm tranh sơn mài, làm giấy,…
C. Thế kỉ XVI – XVII, xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng cả nước.
D. Sản xuất thủ công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của nhân dân Đại Việt.
Đáp án đúng là: D
Ở Đại Việt, thời phong kiến, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo với cây trồng chính là lúa nước.
Câu 10. Dưới thời Lý, Trần, Lê sơ, các địa điểm trao đổi hàng hóa với nước ngoài được hình thành ở vùng biên giới, như:
A. Thăng Long (Hà Nội), Vân Đồn (Quảng Ninh),…
B. Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam),…
C. Gia Định (TP. Hồ Chí Minh), Thăng Long (Hà Nội),…
D. Vân Đồn (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hóa),…
Đáp án đúng là: D
Dưới thời Lý, Trần, Lê sơ, các địa điểm trao đổi hàng hóa với nước ngoài được hình thành ở vùng biên giới, như: Vân Đồn (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hóa),…
THAM KHẢO THÊM: