Thời Âu Lạc của vua An Dương Vương được xem là thời kỳ phát triển hơn về mặt vũ khí, quân sự so với thời vua Hùng Vương trước. Kỹ thuật chế nỏ bắn một lần, có nhiều tướng tài, xây được thành Cổ Loa kiên cố. Vậy thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì? Mời các bạn đọc tham khảo bài viết này nhé.
Mục lục bài viết
1. Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là?
A. Chế tạo được loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên
B. Xây dựng được thành Cổ Loa
C. Chế tạo được loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên và xây dựng được thành Cổ Loa
D. Chế tạo được súng và nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên
Đáp án đúng là C
2. Lịch sử quân sự dưới thời Âu Lạc:
2.1. Cơ sở hình thành quân sự thời Âu Lạc:
Cư dân Âu Lạc thường xuyên chú ý rèn luyện thể lực, ý chí và trí tuệ qua các môn đấu cổ truyền như vật cổ truyền, đua thuyền, bắn súng, nỏ, đâm trâu,.. được lưu ảnh lại qua những bộ lẫy nỏ bằng đồng, kho mũi tên đồng hàng vạn chiếc, qua hình khắc thuyền đua lướt nhẹ. Kiếm sống, bảo vệ cuộc sống, săn bắt thú rừng và đánh giặc trong điều kiện núi non hiểm trở, khe vực cheo leo, di chuyển khó khăn,… Tận dụng hoàn cảnh đó, người dân sống ở vùng cao đã phát huy sở trường mai phục, dùng cung nỏ tấn công.
Ý thức cộng đồng và ý thức bảo vệ cộng đồng đã nảy nở sớm trong những hoàn cảnh đặc biệt của đấu tranh khắc phục tự nhiên và đấu tranh xã hội, là nhân tố quan trọn thúc đẩy hình thành sớm quốc gia, dân tộc. Thái độ kiên quyết chối bỏ ách thống trị ràng buộc của ngoại bang, không chấp nhận bộ máy cai trị áp đặt từ ngoài, không cam chịu để lãnh thổ bị sáp nhập… được thể hiện trong các cuộc kháng chiến.
2.2. Tổ chức quân sự thời Âu Lạc:
Sự thay thế Hùng Vương bằng An Dương Vương, nước Văn Lang thành Âu Lạc, chủ yếu là sự thay thế bộ máy chính quyền trung ương, lực lượng vũ trang thường trực – quân đội quốc gia ở thời Âu Lạc hơn là ở thời Văn Lang, dù là ở giai đoạn cuối trước hết là sự hiện diện của di tích thành Cổ Loa, bên cạnh đó là khi mũi tên đồng Cầu Vực. Sẽ rất đúng khi đánh giá cao lực lượng quân đội quốc gia Âu Lạc hơn quân đội quốc gia Văn Lang, nhưng lại chưa thỏa đáng khi hạ thấp quá lực lượng vũ trang thường trực của Hùng Vương thứ 18.
Tất nhiên, so với đội quân thường trực Văn Lang, thì quân đội quốc gia Âu Lạc có những bước tiến nhất định. Trước hết là ở phương diện số lượng, đội quân này lên tới hơn 3 vạn quân. Đội quân này có tài dùng nỏ – tính chuyên nghiệp cao. Và cái thấy rõ hơn là những tòa thành xây kiên cố, loại hình quân sự này thời Văn Lang chưa có mà học hỉ có truyền thống dùng lũy tre, rào cỗ đắp thành các thành trì để đánh giặc.
2.3. Vũ khí trang bị thời Âu Lạc:
Vũ khí thời Âu Lạc khá đa dạng và phong phú. Ở giai đoạn đầu nếu không kể những vụ khí bằng tre, gỗ chủ yếu là các vũ khí được làm từ đá, bằng xương cũng được ghi nhận. Về số lượng và loại hình, ở giai đoạn văn hóa Đồng Dậu – Gò Mun thì có một bước tiến xa hơn giai đoạn đầu. Nhưng chỉ tới thời kỳ văn hóa Đông Sơn (giai đoạn ba) mới diễn ra bùng nổ thực sự trong lĩnh vực sản xuất và sử dụng vũ khí. Vũ khí đồng thau phát triển vượt bậc, thay thế gần như hoàn toàn vũ khí đá và xương. Đến giai đoạn phát triển cao của văn hóa Đông Sơn đã xuất hiện thêm một ít vũ khí bằng sắt. Dưới đây là các loại hình vũ khí được sản xuất và sử dụng ở thời đại An Dương Vương được phân loại theo tác động:
- Vũ khí tầm xa như: cung tên, mũi tên, nỏ, mũi lao, lao,…
- Vũ khí cận chiến như: giáo, rìu chiến, dao găm, dao chiến, qua, kiếm ngắn, kiếm dài,…
- Vũ khí phòng hộ như: hộ tâm phiến, khiên, mộc,…
Về cơ bản chủng loại vũ khí tăng theo thời gian từ sớm đến muộn: từ bốn giai đoạn sớm, đến sáu ở gia đạon giữa và tám ở giai đoạn muộn. Các loại vũ khí tên, giáo, lao là những vũ khí tồn tại lâu dài, phổ biến rộng và ngày càng phát triển. Trong các vũ khí đánh gần, người Việt ưa dùng nhất là giáo, rìu, dao găm. Tùy từng vùng, khu vực mà loại này hay loại khác chiếm ưu thế hơn.
3.4. Nghệ thuật quân sự thời Âu Lạc:
Người Âu Lạc từ thời kỳ dựng nước và trong các cuộc kháng chiến đầu tiên là quen và giỏi đánh gần, thạo thủy chiến, phát huy sự khéo léo, nhanh nhẹn của con người, coi trọng vũ khí nhưng không hoàn toàn ỷ lại vào chúng. Cách đánh phù hợp với trình độ sản xuất, điều kiện địa hình, tập quán lao động và sinh hoạt của cư dân Âu Lạc. Tuy nhiê, do đặc điểm riêng của từng vùng cư trú, việc vận dụng cách đánh và sử dụng các loại vũ khí giữa các vùng có sự phát triển khác nhua, ngày càng phong phú, đa dạng. Sự kết hợp và tác động lẫn nhau giữa vũ khí – kỹ thuật quân sự với cách đánh nghệ thuật quân sự và lực lượng vũ trang – tổ chức quân sự bắt đầu hình thành, đánh dấu bước phát triển mới, cùng với sự phát triển sản xuất và văn hóa thời kỳ Âu Lạc.
3. Một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan kèm đáp án:
Câu 1: Do nhu cầu nào mà nước Âu Lạc ra đời?
A. Do nhu cầu trị thủy và thủy lợi
B. Do nhu cầu chống giặc ngoại xâm
C. Do nhu cầu phát triển của xã hội
D. Cả A và B đúng
Câu 2: Nguyên nhân đưa đến cuộc kháng chiến chống quân Tần của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt (sau này là Âu Lạc) lại giành được thắng lợi:
A. Do sự đoàn kết và tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt (sau này là Âu Lạc)
B. Sự lãnh đạo tài giỏi của Thục Phán với lối đánh du kích, lâu dài “ngày ẩn, đêm hiện”
C. Lực lượng quân Tần yếu hơn quân ta và chúng chủ quan
D. Cả đáp án A và B đều đúng
Câu 3: Trong khi xây dựng thành Cổ Loa nhân dân Âu Lạc gặp phải khó khắn gì?
A. Thời tiết khí hậu không tốt
B. Công cụ đắp thành thô sơ
C. Kinh nghiệm xây thành chưa có
D. Lực lượng tham gia xây thành ít
Câu 4: Những chi tiết chứng tỏ thành Cổ Loa là một công trình phòng ngự quốc phòng kiên cố của nước Âu Lạc:
A. Thành Cổ Loa được đắp thành ba vòng
B. Đường đi lối lại trong thành quanh co, khúc khuỷu
C. Với cách xây dựng độc đáo, một căn cứ quân sự lợi hại
D. Cả ba chi tiết trên
Câu 5: Vũ khí được xem là đặc biệt lợi hại nhất của quân đội Âu Lạc đó là:
A. Dao găm
B. Nỏ
C. Vũ khí giáo mác
D. Rìu chiến
Câu 6: Nguyên nhân dẫn dến sự thất bại lúc đầu của quân Triệu Đà:
A. Quân dân Âu Lạc có vũ khí tốt
B. Quân dân Âu Lạc đoàn kết
C. Tinh thần chiến đấu anh dũng, quả cảm của nhân dân Âu Lạc
D. Cả ba phương án trên
Câu 7: Bài học lớn nhất cần rút kinh nghiệm cho đời sau sau thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống Triệu Đà xâm lược đó là:
A. Phải có tinh thần đoàn kết, quân dân trên dưới một lòng
B. Phải có vũ khí tốt, lực lượng mạnh
C. Phải có lòng yêu nước và quyết tâm chống giặc
D. Phải đề cao cảnh giác với kẻ thù
Câu 8: Biết không thể đánh được quân dân Âu Lạc, Triệu Đà đã có âm mưu:
A. Tìm cách giả vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ Âu Lạc
B. Cho con sang ở rể để lấy cắp nỏ thần
C. Tìm cách ly gián An Dương Vương với các tướng giỏi
D. Cả ba ý trên
Câu 9: Nơi tập trung chiến thuyền là:
A. Đầm Cả
B. Đầm Trung
C. Cửa Cống Song
D. Đầm Ngoại
Câu 10: Âu Lạc rơi vào tay nhà Triệu và bị sáp nhập vào đất đai của Nam Việt vào thời gian:
A. Năm 179 TCN
B. Năm 111 TCN
C. Năm 207 TCN
D. Năm 100 TCN
THAM KHẢO THÊM: