Thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành về giáo dục, thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật. Vậy nội dung thanh tra giáo dục phổ thông bao gồm những nội dung nào?
Mục lục bài viết
1. Thanh tra giáo dục phổ thông bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT quy định về thanh tra giáo dục phổ thông như sau:
- Tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục phổ thông, gồm cụ thể:
+ Ban hành văn bản quản lý nội bộ và phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng bộ máy tổ chức.
+ Việc thực hiện các quy định về công khai trong lĩnh vực giáo dục.
+ Công tác kiểm tra nội bộ và việc thực hiện các quy định về tổ chức và hoạt động theo Điều lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
- Việc thực hiện quy chế về chuyên môn, việc thực hiện các nội dung, phương pháp giáo dục.
- Việc quản lý, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục, thiết bị dạy học và đồ chơi trẻ em.
- Việc thực hiện quy chế tuyển sinh, quản lý, giáo dục người học và các chế độ, chính sách đối với người học.
- Công tác xã hội hóa giáo dục, quản lý dạy thêm, học thêm.
- Công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và thực hiện chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động khác.
- Việc thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí, các nguồn lực tài chính khác.
- Các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; chấp hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục.
- Việc thực hiện những quy định khác của pháp luật về giáo dục phổ thông.
2. Thẩm quyền thực hiện thanh tra giáo dục phổ thông:
Căn cứ Điều 9 Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT quy định thẩm quyền thanh tra như sau:
(1) Đối với thanh tra Bộ sẽ có thẩm quyền thanh tra:
+ Thanh tra chuyên ngành đối với các sở giáo dục và đào tạo.
+ Thanh tra chuyên ngành đối với các đại học.
+ Thanh tra chuyên ngành đối với học viện, trường đại học, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác.
+ Thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại Việt Nam.
(2) Đối với thanh tra Sở sẽ có thẩm quyền thanh tra:
+ Thanh tra chuyên ngành đối với phòng giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt.
+ Thanh tra chuyên ngành đối với trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục.
+ Thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại địa phương.
Như vậy, đối với việc thanh tra chuyên ngành cơ sở giáo dục phổ thông sẽ thuộc thẩm quyền của thanh tra sở.
Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra theo kế hoạch và thanh tra chuyên ngành đột xuất thuộc về Chánh Thanh tra Bộ, Chánh thanh tra sở.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra khi thuộc trường hợp cần thiết.
3. Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đến hoạt động thanh tra:
Thứ nhất, đối với Bộ giáo dục và đào tạo:
+ Có trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra, dự trù kinh phí hoạt động thanh tra hằng năm. Sau đó trình lên Bộ trưởng phê duyệt.
+ Có trách nhiệm đề nghị Bộ trưởng công nhận cộng tác viên thanh tra thuộc Bộ; đồng thời hướng dẫn nhiệm vụ, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành và trưng tập cộng tác viên thanh tra.
+ Khi có những sai phạm của các cá nhân và tổ chức thì tổ chức thanh tra, xử lý hoặc kiến nghị xử lý sai phạm và thực hiện xử lý sau thanh tra.
+ Có trách nhiệm trong việc thực hiện chế độ báo cáo về công tác thanh tra theo quy định.
Thứ hai, đối với Sở giáo dục và đào tạo:
+ Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thanh tra, dự trù kinh phí hoạt động thanh tra hằng năm trình Giám đốc sở phê duyệt.
+ Có trách nhiệm tổ chức thanh tra, xử lý hoặc kiến nghị xử lý sai phạm của các tổ chức và cá nhân theo thẩm quyền và thực hiện xử lý sau thanh tra.
+ Có trách nhiệm đề nghị Giám đốc sở công nhận cộng tác viên thanh tra theo thẩm quyền.
+ Thực hiện tổ chức tập huấn công tác thanh tra chuyên ngành, công tác kiểm tra nội bộ.
+ Trưng tập cộng tác viên thanh tra.
+ Có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo về công tác thanh tra theo quy định.
Thứ ba, phòng giáo dục và đào tạo:
+ Có trách nhiệm trong việc phối hợp với thanh tra sở để xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành hằng năm đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
+ Có trách nhiệm giới thiệu cán bộ quản lý, giáo viên thuộc quyền quản lý của phòng giáo dục và đào tạo để sở giáo dục và đào tạo công nhận và trưng tập cộng tác viên thanh tra.
+ Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao; hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ.
+ Có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị của đoàn thanh tra, kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ tư, đối với các cơ sở giáo dục:
+ Thực hiện xây dựng kế hoạch và tổ chức thanh tra nội bộ; thực hiện chế độ báo cáo về công tác thanh tra nội bộ theo quy định: các cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp.
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra nội bộ; thực hiện chế độ báo cáo về công tác kiểm tra nội bộ theo quy định: các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
+ Ngoài ra, phải có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của đoàn thanh tra. Đồng thời, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của những tài liệu trên.
+ Có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của đoàn thanh tra, kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Nội dung thanh tra đối với sở giáo dục đào tạo gồm những gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT quy định nội dung thanh tra đối với sở giáo dục gồm những nội dung sau:
+ Ban hành các văn bản chỉ đạo theo thẩm quyền.
+ Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giáo dục.
+ Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục.
+ Tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Chỉ đạo việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, thực hiện nội dung, phương pháp giáo dục.
+ Chỉ đạo việc quản lý, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục, thiết bị giáo dục.
+ Chỉ đạo việc thực hiện quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ; thực hiện phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn; hoạt động liên kết đào tạo, mở ngành đào tạo, cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục theo thẩm quyền.
+ Chỉ đạo và thực hiện quy chế tuyển sinh, quản lý, giáo dục người học và thực hiện chế độ, chính sách đối với người học.
+ Chỉ đạo công tác bảo đảm chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục, xã hội hóa giáo dục.
+ Chỉ đạo và thực hiện các quy định về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đối với giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh và đối với cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp theo phân cấp.
+ Chỉ đạo việc thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí và các nguồn lực tài chính khác.
+ Chỉ đạo và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng chống tham nhũng, báo cáo, thống kê, công khai về giáo dục đối với các phòng giáo dục và đào tạo và các đơn vị trực thuộc.
+ Quản lý các hoạt động du học tự túc trên địa bàn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.
THAM KHẢO THÊM: