Thanh toán nghĩa vụ cho người chết. Bố vay tiền nhưng mẹ và người trong gia đình không biết thì có phải thanh toán nợ không?
Tóm tắt câu hỏi:
Bố con có vay một số tiền khá là lớn của mọi người dân xung quanh khoảng 4 tỷ hoặc hơn nhưng số tiền đó bố con vay mà gia đình không biết hoặc biết nhưng mẹ con không ký mà chỉ riêng bố con thôi. Duy nhất mẹ con với bố con có vay 200 triệu là có mẹ con với bố ký. Hiên tại bố con đã vừa mất mọi người tới đòi và cầm sổ nợ tới thì gia đình mới tá hỏa và biết số tiền bố con vay quá lớn như vậy. Thật sự gia đình con chỉ có 1 ngôi nhà củng chỉ khoảng 500 triệu trong khi sổ đỏ thì gia đình đã vay ngân hàng sắp đến hạn rồi và hiện tại chỉ có mẹ và con thôi tiền mẹ con làm chỉ đủ nuôi sống bản thân. Hiện tại mọi người cho bố con vay đã đưa đơn lên xã và huyện rồi. Vậy cho con hỏi tất cả khoản nợ đó con và mẹ con đều phải trả hay là sao? Tại con thắc mắc bố con vay trong khi con mẹ con không biết mà giờ bắt trả thì vô lí quá. Nếu trả chắc đời này con với mẹ con cũng không trả hết. Hiện tại một số người cũng đưa giấy tới xiết nợ nhà con nhưng mẹ con và con nói đợi 49 ngày của bố con rồi giải quyết. Trong trường hợp này gia đinh phải làm sao và như thế nào thì mong luật sư tư vấn giùm.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật hôn nhân và gia đình 2014;
2. Luật sư tư vấn:
Theo Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng
1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.”
Như vậy:
Giao dịch hợp pháp ở đây có thể hiểu giấy vay tiền hợp pháp đáp ứng đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự Để xác định mẹ bạn có trách nhiệm trả số tiền đó của bố bạn không cần chứng minh:
+ Nếu chứng minh số tiền bố bạn vay để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình như: ăn, ở, mặc, chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình; việc học hành của bọn trẻ; tiền đám cưới, đám ma…thì mẹ bạn phải chịu trách nhiệm liên đới trả món nợ đó.
+ Nếu chứng minh được bố bạn vay số tiền đó để sử dụng vào mục đích cá nhân, không dùng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình và gia đình bạn không biết về số tiền đó, thì mẹ bạn không phải chịu trách nhiệm liên đới cùng vợ bạn trả món nợ đó.
Tuy nhiên, bố bạn đã mất nên theo Bộ luật dân sự quy định những người thừa kế của bố bạn có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ tài sản của người để lại thừa kế như sau:
“Điều 637. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế.
3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”
>>> Luật sư
Căn cứ theo điều luật thì những người thừa kế là các bạn là con của bố, mẹ bạn,.. những người được hưởng thừa kế tài sản của bố bạn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ tài sản thay cho bố bạn, trong đó có cả nghĩa vụ trả nợ nhưng chỉ trong phạm vi tài sản được thừa kế mà mẹ con bạn được hưởng. Nếu số nợ vượt quá tài sản thừa kế thì mẹ con bạn không có nghĩa vụ trả nợ phần tài sản vượt quá