Hợp đồng trao đổi tài sản là một trong những thỏa thuận giữa các bên trong việc chuyển giao tài sản, chuyển quyền sở hữu tài sản cho nhau. Vậy, Thanh toán giá trị chênh lệch trong hợp đồng trao đổi tài sản được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thanh toán giá trị chênh lệch trong hợp đồng trao đổi tài sản:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 455 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng trao đổi tài sản là loại hợp đồng thông qua sự thỏa thuận giữa các bên với nhau, theo đó bên giao tài sản và bên chuyển quyền sở hữu sẽ thực hiện hoạt động trao đổi cho nhau. Tài sản được đem ra để trao đổi phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mỗi bên. Một bên định đoạt tài sản của mình đồng thời làm phát sinh quyền sở hữu của bên kia đối với tài sản đã định đoạt. Trường hợp một bên trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp hoặc không được chủ sở hữu ủy quyền thì bên kia có thể tiến hành hủy bỏ và yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với hành vi tự ý trao đổi tài sản vì không có thẩm quyền.
Vật được đem ra trao đổi với nhau hiện nay vô cùng đa dạng vì vậy việc có sự chênh lệch về giá trị là điều không thể tránh khỏi khi tiến hành ký hợp đồng trao đổi tài sản với nhau. Theo quy định tại Điều 456 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì việc thanh toán giá trị chênh lệch khi trao đổi tài sản là một trong những nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện để đảm bảo sự công bằng giữa các bên. Theo quy định thì trường hợp tài sản trao đổi chênh lệch với giá trị thì các bên phải có nghĩa vụ thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó, trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định những nội dung khác.
Có thể hiểu hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng có mục đích chuyển giao quyền sở hữu tài sản nên về bản chất của loại hợp đồng này thì cũng là hợp đồng mua bán tài sản. Nhưng với hợp đồng mua bán tài sản thông thường thì có thể dùng tiền để sở hữu vật, còn đây là hợp đồng dùng vật để có vật. Sự chênh lệch về giá cả của các vật với nhau sẽ được định giá thành tiền sau khi đã được định giá giá trị tài sản trao đổi sẽ một trong những trường hợp như sau:
+ Thứ nhất, giá trị của tài sản nếu tương đương với nhau: Trong trường hợp này nếu giá trị tài sản tương đương với nhau thì các bên chỉ cần chuyển ra tài sản cho nhau mà không bắt buộc phải thực hiện bất kỳ việc bù trừ nghĩa vụ nào khác;
+ Thứ hai, giá trị của tài sản nếu không tương đương với nhau thì hai tài sản trao đổi cho nhau sẽ có một tài sản cao hơn giá trị của tài sản còn lại thì trong trường hợp này để bảo vệ lợi ích cho các bên, cụ thể là bảo vệ cho bên có tài sản giá trị cao hơn thì pháp luật quy định bên còn lại phải có trách nhiệm thanh toán phần chênh lệch đó. Để xác định được phần chênh lệch thì phải dựa trên giá trị của các tài sản cao hơn sau đó trừ đi giá trị của tài sản thấp hơn, bên phải thanh toán phần chênh lệch có thể chuyển giao cho bên kia một khoản tiền nhất định để thực hiện nghĩa vụ này. Trên thực tế, mặc dù có sự chênh lệch về giá trị tài sản khi tiến hành trao đổi với nhau nhưng các bên vẫn trao đổi tài sản cho nhau mà không cần có sự đền bù về phần chênh lệch. Các bên lựa chọn hướng giải quyết này thì pháp luật vẫn hoàn toàn chấp thuận việc thỏa thuận với nhau.
2. Đặc điểm, đối tượng, hình thức của hợp đồng trao đổi tài sản:
Hợp đồng trao đổi tài sản được thành lập thông qua sự thỏa thuận giữa các bên và hợp đồng này có những đặc điểm, đối tượng và hình thức có sự phân biệt đối với những loại hợp đồng khác được điều chỉnh trong pháp luật dân sự
– Về đặc điểm của hợp đồng theo trao đổi tài sản:
+ Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng song vụ: Có thể khẳng định đặc điểm này thì cần biết rằng khi các bên giao kết hợp đồng với nhau thì trong hợp đồng này đều có những điều khoản ràng buộc về quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Bên có quyền yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ đó là chuyển vật hoặc làm các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản nếu tài sản này phải đăng ký quyền sở hữu. Có quyền được yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ thì các bên có quyền cũng có nghĩa vụ thực hiện việc chuyển vật theo đúng thỏa thuận ban đầu.
Trong trường hợp nếu có yêu cầu thực hiện việc chi trả chênh lệch giá trị thì bên có tài sản giá trị lớn hơn có quyền yêu cầu bên kia thanh toán và bên phải thanh toán cũng phải thực hiện đúng nghĩa vụ này.
+ Hợp đồng trao đổi tài sản cũng có đặc điểm của một loại hợp đồng có đền bù: Hợp đồng trao đổi tài sản được xem là sự trao đổi tài sản và quyền sở hữu các bên cho nhau. Các vật khi tiến thành trao đổi thì phải đem đến lợi ích mà một bên đang hướng tới. Chính vì vậy việc trao đổi với nhau nhưng không đúng đối tượng sẽ gây ra thiệt hại cho một bên hoặc cho cả hai bên.
– Liên quan đến đối tượng của hợp đồng trao đổi tài sản: Đối tượng để các bên có thể lựa chọn để thực hiện hợp đồng trao đổi tài sản vô cùng đa dạng và phụ thuộc chủ yếu vào sự thỏa thuận khác bên. Vật được đem ra trao đổi phải thuộc sở hữu hợp pháp và không thuộc những vật bị cấm trong khi thực hiện hợp đồng trao đổi tài sản thì hoàn toàn có thể thực hiện việc này. Những đối tượng này có thể là vật cùng loại hoặc vật không cùng loại, trên thực tế đối tượng của hợp đồng trao đổi tài sản thường là vật cùng loại có thể là động sản hoặc bất động sản để dễ dàng xác định được giá trị trao đổi.
– Về hình thức: khi tiến hành giao kết hợp đồng trao đổi tài sản theo quy định của pháp luật thì hợp đồng này bắt buộc phải lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp loại tài sản bắt buộc phải đăng ký chuyển giao quyền sở hữu tại cơ quan có thẩm quyền thì phải hoàn tất thủ tục đăng ký này. Nếu không đảm bảo về việc đăng ký chuyển giao đối với trường hợp nêu trên thì sẽ không đảm bảo về mặt hình thức của hợp đồng thì rất có thể hợp đồng này sẽ bị tuyên là vô hiệu.
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng trao đổi tài sản:
Khi tham gia ký kết vào hợp đồng dân sự, cụ thể là hợp đồng trao đổi tài sản thì loại hợp đồng này về bản chất cũng được xem đó là hợp đồng mua bán. Chính vì vậy, các bên có quyền và nghĩa vụ với nhau trong việc thực hiện và giao kết hợp đồng có những nét tương tự đối với hợp đồng mua bán tài sản:
– Xét về quyền của các bên khi tiến hành ký kết hợp đồng theo độ tài sản: Trong trường hợp đối tượng hướng đến của hợp đồng này là bất động sản hoặc những tài sản phải tiến hành đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước thì quyền sở hữu các bên sẽ phát sinh đối với tài sản của mỗi bên tính từ thời điểm đã đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cũng theo quy định thì thời điểm xác nhập quyền sở hữu là thời điểm chấm dứt hợp đồng. Trong trường hợp xảy ra những tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì có thể áp dụng các quy định về hợp đồng trao đổi tài sản để làm căn cứ giải quyết mâu thuẫn. Bên cạnh đó, còn có thể áp dụng các quy định về hợp đồng mua bán tài sản để hỗ trợ đảm bảo bảo vệ quyền lợi ích của các bên.
– Xét về nghĩa vụ của các bên khi tiến hành giao kết thực hiện hợp đồng trao đổi tài sản: Tài sản là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đối với việc các bên thực hiện việc ký kết hợp đồng. Các bên có nghĩa vụ phải đảm bảo chất lượng tài sản của mình đúng như đã thỏa thuận ban đầu với bên còn lại, phải đảm bảo quyền sở hữu về tài sản của mình là hợp pháp và việc chuyển nhượng chuyển giao tài sản cho bên kia là hợp pháp không có sự cưỡng ép, lừa dối. Quyền sở hữu tài sản của mỗi bên sẽ được xác lập vào thời điểm các bên tiếp nhận tài sản của nhau trên thực tế. Trong trường hợp tài sản trao đổi chênh lệch với giá trị thì các bên sẽ phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật quy định khác
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Bộ luật Dân sự năm 2015.