Cuối thế kỉ XI, thủ công nghiệp phát triển, hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều đã thúc đẩy nhu cầu trao đổi. Từ đó, các thị trấn xuất hiện, sau đó trở thành thành phố, gọi là thành thị trung đại. Sau đây là bài viết cụ thể hơn về sự xuất hiện thành thị Tây Âu trung đại, mời các bạn cùng tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Thành thị Tây Âu trung đại đã xuất hiện, ra đời thế nào:
Cuối thế kỉ XI, thủ công nghiệp phát triển, hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều đã thúc đẩy nhu cầu trao đổi. Một số thợ thủ công đã tìm cách bỏ trốn khỏi lãnh địa hoặc dùng tiền chuộc lại thân phận tự do. Họ đến những nơi đông người qua lại để lập các xưởng sản xuất và bán hàng hóa. Từ đó, các thị trấn xuất hiện, sau đó trở thành thành phố, gọi là thành thị trung đại. Ngoài ra, còn có những thành thị do lãnh chúa lập ra hoặc được phục hồi từ những thành thị cổ đại.
2. Sự thành lập các quốc gia mới ở Tây Âu:
– Trong những thế kỉ III, IV, đế quốc Tây bộ Rôma đã rơi vào tình trạng khủng hoảng, đặc biệt từ cuối thế kỉ IV, đầu thế kỉ V, chế độ chiếm nô ở Tây bộ Rôma đã khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các lĩnh vực.
+ Về kinh tế: Sự tan rã của nền kinh tế đại điền trang
+ Về chính trị: đây là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt trong nội bộ giai cấp thống trị chủ nô.
+ Xã hội: là thời kỳ diễn ra những cuộc cách mạng của nô lệ và dân nghèo
– Người Gecmanh vốn là những tộc người sống ở phía Bắc và Đông Bắc của đế quốc Rôma cổ đại từ nhiều thế kỉ trước. Họ là những chủng tộc lớn thuộc chủng Ấn- Âu. Ngay từ thế kỉ II- III, họ đã thiên di vào lãnh thổ đế quốc Rôma. Họ là những bộ tộc đang ở giai đoạn cuối cùng của chế độ xã hội nguyên thủy.
Trong số các vương quốc do người Gecmanh thành lập, chỉ có vương quốc Phrăng tồn tại lâu dài nhất và đồng thời là quốc gia có vai trò quan trọng nhất ở Tây Âu trong thời sơ kì trung đại.
3. Sự hình thành và phát triển của chế độ phong kiến:
Từ thế kỉ V- IX là thời kì xác lập của chế độ phong kiến ở Tây Âu, sự ra đời của chế độ phong kiến ở Tây Âu được hình thành trên cơ sở đổ nát của chế độ chiếm hữu nô lệ Rôma và sự giải thể của chế độ thị tộc của người Gecmanh.
Đầu kì trung đại (thế kỉ V- XI): thời kì hình thành chế độ phong kiến
– Từ thế kỉ V – IX, chế độ phong kiến ở Tây Âu đã được hình thành thông qua quá trình “phong kiến hóa”
+ Dưới thời Clôvit thực hiện chế độ ban tặng ruộng đất cho quý tộc thị tộc Gecmanh, thân binh, chủ nô Rôma phục tùng chính quyền mới, tăng lữ trong nhà thời Kitô giáo. Lúc đầu đó là ruộng đất “ân tứ„- một hình thức cho không ruộng đất, như một ân huệ của nhà vua đối với người có công. Sau dần biến thành đất Anlơ (đất tự do)- có quyền nhượng lại, mua bán, trao đổi.
+ Dưới thời trị vì của tể tướng Saclơ Macten, thực hiện chế độ ban cấp ruộng đất, gọi là Bênêphixium (đất phong quân vụ). Có nghĩa là người nhận ruộng đất phong cấp phải có nghĩa vụ quân sự đối với người ban cấp ruộng đất cho mình. Người được phong đất phải thề trung thành với tôn chủ (người phong đất) và phải thực hiện nghĩa vụ quân sự 40 ngày/năm, đất phong chỉ được sử dụng suốt đời chứ không được truyền cho con cháu, có thể bị chủ đất lấy lại nếu người nhận đất không làm tròn bổn phận.
=> Hình thành hai giai cấp mới trong xã hội là giai cấp lãnh chúa phong kiến và giai cấp nông nô. Người nông dân tự do bị chiếm đoạt ruộng đất, bị lệ thuộc vào lãnh chúa và trở thành nông nô, phải nộp địa tô cho lãnh chúa (địa tô lao dịch, hiện vật, tiền) và phải chịu nhiều nghĩa vụ khác (lao dịch, binh dịch).
– Từ thế kỉ IX- XI: là thời kì tồn tại của chế độ phong kiến phân quyền. Toàn bộ nền kinh tế Tây Âu tập trung trong các lãnh địa phong kiến. Mỗi lãnh địa phong kiến là một vương quốc khép kín riêng, mỗi lãnh chúa là 1 ông vua con và mỗi lãnh địa là một đơn vị kinh tế- chính trị độc lập.
Trung kì trung đại (XI- XV): thời kì phát triển của chế độ phong kiến.
– Thế kỉ XI, thành thị trung đại Tây Âu ra đời đã làm thay đổi toàn bộ bộ mặt của chế độ phong kiến Tây Âu trên tất cả các mặt kinh tế- chính trị – xã hội – văn hóa.
+ Thành thị ra đời đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa, làm tan rã nhanh chóng nền kinh tế tự nhiên.
+Thành thị ra đời góp phần làm giải thế chế độ nông nô. Đồng thời làm xuất hiện một tầng lớp xã hội mới là tầng lớp thị dân. Thị dân tuy ít về số lượng nhưng lại nắm phần lớn của cải của xã hội và ngày càng lớn mạnh. Họ có vai trò to lớn trong đời sống chính trị Tây Âu, là lực lượng đồng minh của nhà vua, là hạt nhân để chuyển từ chế độ phong kiến phân quyền sang tập quyền.
+ Thành thị ra đời đóng vai trò tích cực chuyển từ chế độ phong kiến phân quyền sang tập quyền.
– Mac đã nhận xét: thành thị ở phương Đông giống như những cái bướu thừa mọc trên cơ thể, còn ở phương Tây thành thị là những bông hoa rực rỡ của thời trung đại…
Thành thị không chỉ là trung tâm chính trị, mà còn là trung tâm kinh tế- văn hóa. Có thể nói, sự ra đời và phát triển của thành thị trung đại Tây Âu đã chứa đựng trong nó những nhân tố làm tan rã chế độ phong kiến từ trong lòng của chế độ đó.
Hậu kì trung đại (thế kỉ XV- XVI)
Đây là thời kì suy tàn của chế độ phong kiến Tây Âu, quan hệ sản xuất TBCN đã xuất hiện trong lòng chế độ phong kiến Tây Âu.
– Về kinh tế:
+ Kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển, đẩy lùi kinh tế tự nhiên, các tổ chức kinh tế theo lối phong kiến được thay thế bằng các hình thức sản xuất mới theo lối TBCN. VD: phường hội được thay thế bằng các công trường thủ công.
+ Các tổ chức hội buôn được thay bằng các công ty thương mại.
+ Trong nông nghiệp: các lãnh địa bị xóa bỏ, thay bằng các trang trại kinh doanh theo lối TBCN.
– Về xã hội: quan hệ xã hội đã có sự thay đổi, ở thời sơ và trung kì quan hệ bóc lột là lãnh chúa đối với nông nô đã thay bằng quan hệ bóc lột giữa chủ và thợ. Hình thức bóc lột lao động làm thuê, bóc lột giá trị thặng dư thay cho hình thức bóc lột có tính chất cưỡng bức người nông nô. Công thức là chủ xuất vốn, thợ xuất sức.
Trong xã hội xuất hiện một giai cấp mới là giai cấp tư sản (một số thương nhân giàu có, một số chủ đất, một bộ phận thị dân giàu có). Bên cạnh những mâu thuẫn cũ trong xã hội, xuất hiện thêm những mâu thuẫn mới: Tư sản và phong kiến, tư sản và vô sản. Trong đó mâu thuẫn tư sản và vô sản mới nảy sinh, chưa sâu sắc. Còn mâu thuẫn giữa tư sản và phong kiến mới là mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu ở thời hậu kì. Do đó, đấu tranh của tư sản chống phong kiến là động lực thúc đẩy xã hội phong kiến Tây Âu hậu kì, làm cho xã hội phong kiến tan rã nhanh hơn, mở đường cho sức sản xuất TBCN phát triển.
– Về chính trị: Từ cuối thế kỉ XV, chế độ phong kiến trung ương tập quyền đã hình thành, tiếp tục phát triển thành nhà nước quân chủ chuyên chế (Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha). Bên cạnh vua vẫn có nghị viện, hội nghị 3 đẳng cấp như một cơ quan tư vấn giúp nhà vua cai trị. Nhà nước quân chủ chuyên chế thời kì này có sự liên minh giữa tư sản và phong kiến. Chính quyền phong kiến khuyến khích tư sản kinh doanh phát triển kinh tế nhưng trong khuôn khổ của chế độ phong kiến.
– Về văn hóa: thời kì này diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt về văn hóa tư tưởng giữa giai cấp tư sản và phong kiến, được biểu hiện qua các phong trào Văn hóa Phục hưng, cải cách tôn giáo, chiến tranh nông dân Đức.
THAM KHẢO THÊM: