Hiện nay, "mở cửa", phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, cơ cấu xã hội, giai cấp, giai tầng nước ta đã có nhiều biến đổi. Sự biến đổi này phản ánh một cách khách quan quá trình vận động biện chứng của xã hội. Biểu hiện rõ nét nhất, nổi bật nhất là những biến đổi trong các tầng lớp của xã hội.
Mục lục bài viết
1. Thành phần xã hội là gì?
Thành phần xã hội là tập hợp những người có cùng tiêu chí nhất định nằm trong xã hội. Giai tầng xã hội là tập hợp người giống nhau, tương đối ngang bằng nhau về địa vị kinh tế, địa vị chính trị, địa vị xã hội cũng như những khía cạnh khác như trình độ học vấn, loại nghề nghiệp, kiểu nhà ở, nơi cư trú, phong cách sinh hoạt, thị hiếu nghệ thuật… Thành phần xã hội vừa là tầng xã hội nằm trong cấu trúc tầng bậc của xã hội, vừa hội ở trong đó, có mặt ở trong đó tất cả (hay ít ra là hầu hết các thành viên có hoàn cảnh tương đồng với nhau trong các giai cấp, tầng lớp, nghề nghiệp, tổ chức xã hội).
Ba dấu hiệu chủ yếu để sắp xếp bao gồm địa vị chính trị, địa vị kinh tế, địa vị xã hội và dựa vào sự khác biệt khách quan, tự nhiên giữa các thành viên trong xã hội về mặt năng lực (thể chất, trí tuệ), sự khác biệt về cái tài, cái đức và sự cống hiến, đóng góp thực tế của mỗi cá nhân cho xã hội.
Thành phần xã hội trong tiếng Anh là “social component”.
2. Các thành phần xã hội ở Việt Nam hiện nay:
Thành phần xã hội nước ta hiện nay cơ bản gồm 3 thành phần chính là:
2.1. Giai cấp nông dân:
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Nông dân là một lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh rất trung thành của giai cấp công nhân. Muốn kháng chiến, kiến quốc thành công, muốn độc lập thống nhất thật sự, ắt phải dựa vào lực lượng của nông dân”. Ngày nay, giai cấp nông dân đang là lực lượng chủ lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới. Hơn 80% lương thực, thực phẩm tiêu dùng trong xã hội được cung cấp từ những người nông dân. Địa bàn nông thôn vẫn luôn là thị trường đầy tiềm năng để khai thác các nguồn lực, tiêu thụ sản phẩm và thu hút đầu tư. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, hàng loạt ngành sản xuất trong nước lao đao vì ảnh hưởng dịch bệnh, một lần nữa nông nghiệp lại đóng vai trò trụ đỡ của nền kinh tế khi duy trì mức tăng trưởng của cả nước. Cho đến nay nông dân vẫn là nhóm xã hội-nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất trên cả nước. ông dân lao động cũng là nhóm khó khăn nhất trong dịch chuyển lên những tầng lớp khác. Đối với họ, “cấu trúc xã hội” dường như đã “an bài”, khó có khả năng thay đổi vị thế của mình, hay như người đời thường nói, thay đổi “thân phận”.
2.2. Giai cấp công nhân:
Giai cấp công nhân nước ta đã và đang có sự biến đổi quan trọng, Về chính trị, giai cấp công nhân thật sự là chủ thể quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước; phát huy vai trò lãnh đạo thông qua Đảng cầm quyền; phát huy quyền làm chủ thông qua Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị – xã hội .
Về kinh tế, giai cấp công nhân đóng vai trò quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa; từng bước nâng cao năng suất lao động, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm; đóng góp to lớn nâng cao tiềm lực kinh tế đất nước.Tuy chỉ chiếm tỷ lệ trên 14% dân số, 27% lực lượng lao động xã hội, song hằng năm giai cấp công nhân Việt Nam đã tạo ra trên 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% ngân sách nhà nước.
Về xã hội, giai cấp công nhân với bản lĩnh cách mạng và tính tích cực chính trị – xã hội thật sự là nòng cốt của khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ.
Tuy nhiên, do trình độ phát triển kinh tế – xã hội đất nước còn thấp, do những hạn chế chậm được khắc phục trong lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước, hoạt động của công đoàn và các tổ chức của hệ thống chính trị và do những hạn chế của bản thân giai cấp công nhân trong quá trình phát triển, vai trò, địa vị của giai cấp công nhân chưa được phát huy đầy đủ. Còn nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn cần tiếp tục làm rõ và thực hiện tốt hơn để tiếp tục xây dựng, phát huy đầy đủ, hiệu quả vai trò, địa vị của giai cấp công nhân, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
2.3. Giai cấp trí thức:
“Trí thức là một tầng lớp xã hội bao gồm những người lao động trí óc phức tạp, có trình độ học vấn và chuyên môn cao, có khả năng sáng tạo tri thức khoa học mới, đồng thời truyền bá và ứng dụng tri thức này vào thực tiễn, góp phần to lớn vào sự phát triển và trình độ văn minh của nhân loại.” Người trí thức không phải là người có kiến thức đại học hay sau đại học, mà là người có kiến thức chuyên sâu nhờ đọc sách và kinh nghiệm tiếp xúc. Thực ra điều cốt yếu đáng nói không phải là vốn kiến thức mà là thái độ trí thức đối với các vốn kiến thức ấy và, nhất là đối với các vấn đề của cuộc sống trước mặt đặt ra.
Quan niệm về trí thức của các nhà tư tưởng, các học giả xưa nay đều có những nội dung hợp lý, phản ánh những đặc điểm căn bản, chung, phổ quát của tầng lớp xã hội này từ các góc nhìn khác nhau. Trí thức là những người lao động trí tuệ, sáng tạo, có trình độ học vấn, chuyên môn cao hơn các tầng lớp khác, bằng lao động và các sản phẩm lao động có khả năng tạo ra sự thay đổi, phát triển của lĩnh vực chuyên môn của mình, từ đó thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Trí thức là một tầng lớp mang tri thức, trí tuệ của xã hội, có tư duy độc lập, sáng tạo trong công việc chuyên môn, có thái độ độc lập dựa trên sự hiểu biết của họ đối với các vấn đề của tự nhiên, xã hội; Trí thức sáng tạo, phổ biến, truyền bá và chỉ ra cách vận dụng tri thức để thúc đẩy sự phát triển các mặt, lĩnh vực, phạm vi nhất định của xã hội.
Trí thức Việt Nam xuất thân từ nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội, nhất là từ công nhân và nông dân; phần lớn trưởng thành trong xã hội mới, được hình thành từ nhiều nguồn đào tạo cả trong và ngoài nước. Đội ngũ trí thức nước ta có tinh thần yêu nước, có lòng tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc, luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Bằng hoạt động sáng tạo, trí thức nước ta đã có đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tầng lớp trí thức tăng nhanh về mặt số lượng, đa dạng hóa trong cơ cấu nghề nghiệp và lĩnh vực hoạt động. Công nghệ thông tin phát triển mạnh; các lĩnh vực dầu khí, điện tử, bưu chính viễn thông (đặc biệt là điện thoại di động). Số lượng lớn trí thức làm việc trong các khu vực kinh tế tư nhân, với nước ngoài và làm việc ở ngoài nước mang lại nhiều công nghệ, kinh nghiệm tiên tiến của thế giới phục vụ nhu cầu phát triển của nền kinh tế- xã hội trong nước. Trí thức tăng lên nhiều hơn lực lượng tham gia lao động trực tiếp ra của cải vật chất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và tăng cường khối đoàn kết công- nông- trí. Đã có nhiều trí thức trở thành doanh nhân, cùng đồng hành “4 nhà”, “5 nhà” với nhà nước, nhà nông, ngân hàng, nhà quản lý và đang dần trở thành một lực lượng xã hội quan trọng trong thời kỳ đổi mới.
3. Các thành phần xã hội trong các tầng lớp xã hội:
Từ khi có chính sách cải cách, xây dựng nền kinh tế đa thành phần, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, hàng loạt các tác nhân kinh tế, xã hội tác động mạnh mẽ vào cơ cấu xã hội nước ta, cộng với những yếu tố nội sinh khác làm cho cơ cấu kinh tế xã hội của nước ta có những biến đổi mạnh mẽ. Mỗi giai cấp, tầng lớp không còn giữ nguyên như cũ mà được thay đổi một cách căn bản. Cơ cấu xã hội nước ta vừa có cấu trúc “ngang”, vừa có cấu trúc “dọc”. Cấu trúc ngang, đó là một tập hợp các giai cấp, tầng lớp, nghề nghiệp, tổ chức trong xã hội. Trong đó bao hàm các giai cấp công nhân, nông dân, tiểu thương, doanh nhân, trí thức… Cấu trúc “dọc”, tức là cấu trúc tầng bậc cao thấp trong xã hội, được xem xét (biểu hiện) ở ba dấu hiệu cơ bản khác nhau: Địa vị kinh tế (tài sản, thu nhập), địa vị chính trị (quyền lực), địa vị xã hội (uy tín). Hai nhát cắt cấu trúc “ngang” và “dọc” này đan kết vào nhau.
Trong mỗi giai cấp, tầng lớp cũng như trong toàn xã hội đang diễn ra sự phân hóa, cách biệt dần ra giữa các nhóm, thành viên xã hội về mặt vị thế, vai trò, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, mức sống, cơ hội thăng tiến cũng như năng lực vận dụng các cơ hội…
Trong giai cấp nông dân cũng có một bộ phận giàu lên, trở thành chủ trại, họ tập trung trong tay nhiều ruộng đất; mùa vụ thuê mướn nhiều người lao động làm thuê, thu nhập mỗi năm nhiều chục triệu, thậm chí cả trăm triệu đồng… Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ rơi vào tình trạng nghèo khổ, yếu thế
Trong giai cấp công nhân cũng có nhiều người, thu nhập cao, mua được nhà lầu, xe hơi, cuộc sống khá giả… Song cũng có một bộ phận lớn thu nhập thấp, đời sống khó khăn, thậm chí là rơi vào thất nghiệp.
Trong tầng lớp trí thức cũng có những người có tiền gửi nhà băng Thụy Sĩ, đầu tư kinh phí xây cả một phòng thí nghiệm đắt giá, họ có tiền đầu tư để mở một trường tư thục, cuộc sống phong lưu, khá giả. Trong khi đó cũng có một bộ phận khác thu nhập còn thấp, cuộc sống hết sức khó khăn.