Thành phần Hội đồng xét xử tái thẩm dân sự? Thẩm quyền của Hội đồng xét xử tái thẩm dân sự?
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp sau khi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mới phát hiện được có những tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết vị án nhưng lúc ra bản án, quyết định, các đương sự và Tòa án đã không biết được điều này. Do đó, đối với những bản án, quyết định này của Tòa án cần phải được xem xét lại. Thủ tục xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trong trường hợp đó được gọi là thủ tục tái thẩm. Vậy thành phần Hội đồng xét xử bao gồm những ai và thẩm quyền của Hội đồng xét xử tái thẩm dân sự được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Thành phần và thẩm quyền của Hội đồng xét xử tái thẩm dân sự”
– Cơ sở pháp lý:
+
+ Luật thi hành án dân sư
1. Thành phần Hội đồng xét xử tái thẩm dân sự.
– Theo quy định của pháp luật, đối với những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng lại bị kháng nghị vì có tình tiết với và những tình tiết mới được phát hiện này có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định của Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó. Do đó cần phải xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án- đó gọi là tái thẩm dân sự.
– Tái thẩm dân sự là một thủ tục đặc biệt trong tố tụng dân sự, theo đó, Hội đồng xét xử tái thẩm, giám đốc thẩm vụ án dân sự bao gồm những chủ thể sau: Ủy ban thẩm phán
2. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử tái thẩm dân sự.
Thẩm quyền của Hội đồng xét xử tái thẩm dân sự được quy định tại Điều 356
(1) Hội đồng xét xử tái thẩm có thẩm quyền không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
(2) Hội đồng xét xử tái thẩm có thẩm quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định.
(3) Hội đồng xét xử tái thẩm có thẩm quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.
– Thứ nhất, Hội đồng xét xử tái thẩm có thẩm quyền không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Theo đó, về thủ tục thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được tiến hành như sau:
+ Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị có đặc điểm là không làm thay đổi nội dung của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Theo quy định tại Điều 134
+ Trường hợp bản án, quyết định đó đã thi hành xong thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thông báo cho toà án đã ra quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm, viện kiểm sát cùng cấp và đương sự. Tuy nhiên, nếu người được thi hành án trước đây chưa có đơn yêu cầu thi hành án và thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chưa ra quyết định thi hành án thì sau khi toà án ra quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm trong trường hợp này toà án cần giải thích quyền yêu cầu thi hành án cho họ.
– Thứ hai, Hội đồng xét xử tái thẩm có thẩm quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định. Theo đó, về thủ tục thi hành quyết định giám đốc thẩm tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của toà án cấp dưới đã bị huỷ hoặc bị sửa được tiến hành theo trình tự như sau:
+ Quyết định huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của toà án cấp dưới đã bị huỷ bỏ hoặc sửa đổi thường có nội dung thay đổi lớn so với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Vì vậy, khi thi hành quyết định này phải căn cứ vào nội dung của quyết định giám đốc thẩm và đồng thời phải căn cứ vào việc bản án, quyết định bị kháng nghị trước đây đã được thi hành hay chưa, thi hành được những nội dung gì để có thể áp dụng các biện pháp thích hợp.
+ Theo quy định tại Điều 135
– Trường hợp quyết định giám đốc thẩm tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của toà án cấp dưới đã bị huỷ hoặc bị sửa thì việc thi hành được thực hiện theo quyết định giám đốc thẩm và bản án, quyết định đúng pháp luật của toà án cấp dưới đã bị huỷ hoặc bị sửa.
– Đối với phần bản án, quyết định của toà án cấp dưới không bị huỷ, bị sửa mà chưa được thi hành thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án; nếu đã thi hành xong thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thông báo cho toà án đã ra quyết định giám đốc thẩm, viện kiểm sát cùng cấp và đương sự.
– Đối với phần bản án, quyết định của toà án huỷ, sửa bản án, quyết định của toà án cấp dưới đã thi hành được một phần hoặc đã thi hành xong thì đương sự có thể thoả thuận với nhau về việc hoàn trả hoặc phục hồi lại tài sản.
Trường hợp tài sản thi hành án là động sản phải đăng kí quyền sở hữu và bất động sản còn nguyên trạng thì cưỡng chế trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu. Trường hợp tài sản đã được chuyển dịch hợp pháp cho người thứ ba chiếm hữu ngay tình thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa hoặc tài sản thi hành án đã bị thay đổi hiện trạng thì chủ sở hữu tài sản ban đầu không được lấy lại tài sản nhưng được bồi hoàn giá trị của tài sản.
Giá trị tài sản được bồi hoàn cho chủ sở hữu ban đầu trong trường hợp này là giá tài sản trên thị trường ở địa phương tại thời điểm giải quyết việc bồi thường. Trường hợp phát sinh thiệt hại do việc ra bản án, quyết định trái pháp luật và có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại thì được giải quyết theo quy định của pháp luật.
– Thứ ba, Hội đồng xét xử tái thẩm có thẩm quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án. Theo đó, về thủ tục thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được tiến hành theo trình tự sau:
+ Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có đặc điểm là làm chấm dứt hiệu lực thi hành của bản án, quyết định bị huỷ bỏ. Tuỳ từng trường hợp việc thi hành sau đó có thể để khắc phục những hậu quả do việc bản án, quyết định bị huỷ bỏ trước đó đã thi hành được một phần hoặc thi hành xong hay việc thi hành sau đó theo bản án, quyết định mới của toà án về giải quyết lại vụ việc.
+ Theo quy định tại Điều 136 Luật thi hành án dân sự 2008 thì việc thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được thực hiện như sau: Việc thi hành được thực hiện theo bản án, quyết định sơ thẩm mới có hiệu lực pháp luật hoặc bản án, quyết định phúc thẩm mới trong trường hợp hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại.
Trường hợp quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án và đình chỉ việc giải quyết vụ án mà phần tài sản trong bản án, quyết định bị huỷ đã thi hành được một phần hoặc đã thi hành xong thì được giải quyết như trường hợp phần bản án, quyết định của toà án huỷ, sửa bản án, quyết định của toà án cấp dưới đã thi hành được một phần hoặc thi hành xong.