Việc dân sự là gì? Thành phần tiến hành phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự? Thủ tục tiến hành phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự?
Theo quy định của pháp luật thì phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự được xem như là một phiên họp để bàn về vấn đề xem xét tính hợp pháp và tính có căn cứ trong các bản án, và quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Phiên họp phúc thẩm việc dân sự thực hiện theo quy định do bộ luật tố tụng 2015 quy định. vậy phiên họp này có những thành phần, thủ tục tiến hành phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự như thế nào? hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Việc dân sự là gì?
Chúng ta có thể hiểu đơn giản về việc dân sự đó là việc các cá nhân hay các cơ quan, tổ chức không có tranh chấp nhưng yêu cầu
2. Thành phần tiến hành phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự
Về thành phần tiến hành phiên họp phuc thấm việc dân sự quy định tại điều 374
Theo quy định đó có thể thấy phiên họp phúc thẩm việc dân sự giống như phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự, để Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật thì Viện kiểm sát tham gia phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự. Tuy nhiên và khi kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp chỉ trừ trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm theo quy định. Theo đó, trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì Viện kiểm sát bắt buộc phải tham gia phiên họp để chứng minh kháng nghị của mình là có căn cứ và hợp pháp. Đối với các trường hợp khác thì phiên họp phúc thẩm là để giải quyết yêu cầu kháng cáo nên Viện kiểm sát vắng mặt không làm ảnh hưởng đến việc giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của các đương sự. Như vậy có thể thấy để tránh phiên họp phúc thẩm bị hoãn nhiều lần, nhanh chóng giải quyết kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm thì khoản 2, 3 Điều 374
Thứ nhất, khi được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất đối với người kháng cáo mà họ vắng mặt có lý do chính đáng thì Tòa án hoãn phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự, trừ trường hợp người kháng cáo yêu cầu giải quyết vắng mặt họ.
Thứ hai, trường hợp mà đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai theo quy định nhưng người kháng cáo vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ kháng cáo và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết phúc thẩm việc dân sự đối với yêu cầu kháng cáo của họ, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan.
Thứ ba, đối với các trường hợp như người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch mà vắng mặt thì Tòa án quyết định hoãn phiên họp hay vẫn tiến hành phiên họp theo quy định. Tuy nhiên, quy định tại Điều 374 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 chưa giải quyết được một số vấn đề, dẫn đến còn những bất cập như:
+ Người kháng cáo được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì Tòa án hoãn phiên họp phúc thẩm hay vẫn tiến hành họp;
+ Khi được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất nhưng mà người kháng cáo vẫn vắng mặt nhưng có người đại diện thì Tòa án hoãn phiên họp phúc thẩm hay vẫn tiến hành họp;
+ Khi đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà người kháng cáo vẫn vắng mặt do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách thì Tòa án hoãn phiên họp phúc thẩm hay vẫn tiến hành họp.
+ Đối với trường hợp mà phiên họp có sự tham gia của người đại diện của đương sự hay có sự tham gia của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nhưng những người này lại vắng mặt khi được Tòa án triệu tập hợp lệ thì Tòa án có hoãn phiên họp phúc thẩm không hay vẫn giải quyết việc dân sự vắng mặt họ.
Như vậy đối với trường hợp như trên thì theo quy địnhTòa án áp dụng điều 363 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định để vận dụng các quy định về việc hoãn phiên tòa phúc thẩm để giải quyết. Bên cạnh đó, để thuận lợi cho việc giải quyết việc dân sự thì bộ luật tố tụng dân sự cần có những hướng dẫn cụ thể về vấn đề này theo hướng đảm bảo quyền tham gia phiên họp phúc thẩm của các đương sự.
3. Thủ tục tiến hành phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự
Pháp luật dân sự quy định thủ tục phúc thẩm giải quyết việc dân sự căn cứ vào điều 318 bộ luật tố tụng dân sự cũ năm 2004 chỉ quy định là thủ tục phúc thẩm quyết định giải quyết việc dân sự được thực hiện như thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm về vụ án dân sự bị kháng cáo, kháng nghị. Kế thừa và phát huy các quy định, bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định riêng thủ tục tiến hành phiên họp phúc thẩm xét kháng cáo, kháng nghị đối với việc dân sự, không còn quy định tương tự như thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự.
Như vậy chúng ta có thể hoàn toàn thấy quy định như trên tại
Tiếp theo đó là những người tham gia phiên họp theo quy định của pháp luật là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo và người kháng cáo hoặc đại diện của họ, kiểm sát viên trình bày nội dung kháng cáo, kháng nghị và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích của họ được triệu tập trình bày ý kiến về nội dung bị kháng cáo, kháng nghị có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình.
Như vậy có thể thấy việc để cho những người có quyền và lợi ích liên quan đến kháng cáo, kháng nghị tham gia phiên họp trình bày ý kiến là đúng đắn không chỉ giúp Tòa án có cái nhìn khách quan, có cái nhìn tổng thể để đưa ra quyết định chính xác mà còn phát huy quyền dân chủ của công dân theo quy định. Bên cạnh đó, bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cũng quy định kiểm sát viên ngoài phát biểu ý kiến tại phiên họp phúc thẩm còn phải gửi văn bản phát biểu ý kiến sau khi kết thúc phiên họp. Theo quy định tại khoản 3 Điều 375 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thì Hội đồng phúc thẩm xem xét quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị:
+ Hủy quyết định giải quyết việc dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm và đình chỉ giải quyết việc dân sự;
+ Đình chỉ giải quyết việc xét đơn yêu cầu theo thủ tục phúc thẩm nếu tại phiên họp tất cả người kháng cáo rút đơn kháng cáo, Viện kiểm sát rút kháng nghị.
Dựa trên quy định nêu trên nhận thấy rằng quy định mới này giúp Hội đồng phúc thẩm có cơ sở pháp lý để áp dụng khi tiến hành phiên họp tránh tình trạng lúng túng khi người kháng cáo, kháng nghị rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị. bên cạnh đó,
Như vậy, về hiệu lực pháp luật thì căn cứ tương tự như quyết định sơ thẩm giải quyết việc dân sự thì quyết định phúc thẩm giải quyết việc dân sự có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định và được gửi cho cơ quan và tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 370 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định. Quyết định phúc thẩm giải quyết việc dân sự có hiệu lực pháp luật được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có) theo quy định và chỉ trừ quyết định có chứa thông tin có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự nhằm công khai, minh bạch các quyết định giải quyết việc dân sự của Tòa án.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung” Thành phần, thủ tục tiến hành phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.