Thành phần tham gia phiên hòa giải vụ án dân sự. Quyết định đinh chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Thành phần tham gia phiên hòa giải vụ án dân sự. Quyết định đinh chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư em có mấy câu hỏi muốn luật sư tư vấn giúp.
1. Năm ngoái nhà em có khởi kiện đòi chia tài sản chung của bố mẹ và đã được tòa án thành phố chấp nhận và có giải quyết hòa giải, và đã hòa giải thành, vậy cho em hỏi trong hòa giải bắt buộc phải có thư ký và phải lập biên bản buổi hòa giải hôm đó không?
2. Em muốn hỏi là tòa đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Khi nhà em với nhà anh cho đất đã đồng ý thỏa thuật với nhau tại tòa, nhưng khi về thì anh không thực hiện theo thỏa thuận tại tòa, vậy nhà em có được khởi kiện lại theo bản án đó không, rất mong luật sư tư vấn giúp em, em xin trân thành cám ơn.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc trên, chuyên viên Đinh Đắc Dương (máy lẻ 116) đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
– Căn cứ pháp lý:
– Nội dung tư vấn:
1. Theo quy định tại Điều 209 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thành phần tham gia phiên hòa giải tại Tòa phải có thư ký thực hiện nhiệm vụ ghi biên bản phiên họp. Biên bản hòa giải được ghi nhận bao gồm những nội dung chính như sau: ngày, tháng, năm tiến hành phiên họp; thành phần tham dự phiên họp; ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ; quyết định của Tòa về việc chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của các đương sự và một số nội dung khác. Sau khi phiên họp hoàn thành thì biên bản đã ghi phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia phiên họp, chữ ký của thư ký ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên họp.
Như vậy, khi hòa giải thành thì phải lập thành biên bản hòa giải thành, có chữ ký của Thư ký tòa án.
2. Khoản 1 Điều 218 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định, khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Do đó bạn sẽ không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án nếu việc khởi kiện sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp.
>>> Luật sư tư vấn thành phần tham gia phiên hòa giải vụ án dân sự: 1900.6568
Theo như bạn trình bày, người tranh chấp với bạn không thực hiện theo Biên bản hòa giải thành thì bạn có thể làm đơn yêu cầu thi hành án gửi tới Chi cục thi hành án dân sự cấp huyện nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án của bạn để yêu cầu thi hành án. Bạn cần lưu ý, thời hiệu thi hành là 05 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.