Thành phần Hội đồng kỷ luật viên chức. Xử lý kỷ luật viên chức.
Thành phần Hội đồng kỷ
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Tôi đang là giáo viên tiểu học và đang kiêm nhiệm chức vụ Tổ trưởng. Trong Tổ của tôi, có một giáo viên bị xử lí kỷ luật. Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật gồm 3 thành viên: Hiệu trưởng, Chủ tịch cộng đoàn và Tôi. Xin cho hỏi là quyết định thành lập của Hiệu trưởng Đúng hay Sai? Hội đồng kỷ luật có buộc tôi tham gia không? Xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo như bạn trình bày, bạn đang là giáo viên tiểu học và đang kiêm nhiệm chức vụ Tổ trưởng. Trong tổ của bạn, có một giáo viên bị xử lí kỷ luật. Đây là xử lý kỷ luật đối với viên chức, Điều 16 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP quy định hội đồng kỷ luật như sau:
“Điều 16. Hội đồng kỷ luật
1. Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 14 Nghị định này quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với viên chức có hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp viên chức bị
2. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật:
a) Hội đồng kỷ luật chỉ họp khi có đủ các thành viên tham dự;
b) Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua bỏ phiếu kín;
c) Cuộc họp Hội đồng kỷ luật phải có biên bản ghi ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm pháp luật.
3. Hội đồng kỷ luật tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.”
Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP quy định thành phần Hội đồng kỷ luật đối với viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo như sau:
“Điều 17: Thành phần Hội đồng kỷ luật
1. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý có hành vi vi phạm pháp luật:
a) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức không có đơn vị cấu thành, Hội đồng kỷ luật có 03 thành viên, bao gồm:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;
Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;
Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức.
b) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức có đơn vị cấu thành, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;
Một ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;
Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;
Một ủy viên Hội đồng là đại diện của đơn vị công tác có viên chức bị xem xét xử lý kỷ luật, ủy viên Hội đồng này do người đứng đầu của đơn vị cấu thành đó lựa chọn và cử ra;
Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức.“
Khoản 3 Điều 17 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP quy định: “3. Không được cử người có quan hệ gia đình như cha, mẹ, con được pháp luật thừa nhận và vợ, chồng, anh, chị, em ruột, dâu (rể) hoặc người có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của viên chức bị xem xét xử lý kỷ luật tham gia thành viên Hội đồng kỷ luật.”
Theo quy định trên, khi thành lập Hội đồng kỷ luật thì thành phần Hội đồng kỷ luật sẽ do Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật. Do bạn là Tổ trưởng trực tiếp quản lý viên chức đó nên bạn cũng là một trong những thành viên của Hội đồng kỷ luật với tư cách là người đại diện bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức, nếu bạn thuộc trường hợp có quan hệ gia đình hoặc có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của viên chức đó thì bạn sẽ không được tham gia là thành viên Hội đồng kỷ luật để xử lý kỷ luật viên chức đó.