Khái quát về giải quyết việc dân sự? Thành phần giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự?
Vụ việc dân sự bao gồm vụ án dân sự và việc dân sự, giữa hai đối tượng này có bản chất khác nhau, điều này đã dẫn đến các quy định pháp luật tố tụng dân sự cũng có sự tách biệt rõ ràng. Thẩm quyền của Tòa án cũng ngày càng nâng cao trong bối cảnh tranh chấp dân sự ngày càng nhiều và các việc dân sự cùng từng bước được các cá nhân, tổ chức tiếp cận. Từ đó, đặt ra yêu cầu về giải quyết vụ việc dân sự. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ phân tích một khía cạnh rất quan trọng trong nội dung về giải quyết việc dân sự, đó là thành phần giải quyết việc dân sự theo tố tụng dân sự.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Khái quát về giải quyết việc dân sự?
1.1. Việc dân sự là gì?
Khái niệm “việc dân sự” được ghi nhận lần đầu tiên trong
Bản chất của việc dân sự là việc yêu cầu Tòa án xác nhân một sự kiện pháp lý. Nếu các cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp, chỉ có yêu cầu Toà án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự hoặc yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự thì là việc dân sự.
Đặc điểm của việc dân sự được thể hiện ở các khía cạnh sau:
– Đối với việc dân sự, do các bên không có tranh chấp nên đương sự trong việc dân sự chỉ có bên yêu cầu còn bên kia có thể xác định hoặc không xác định.
– Người yêu cầu có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức, có đơn yêu cầu tòa án công nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó hoặc công nhận cho mình quyền về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình.
– Các đương sự trong việc dân sự không có tranh chấp với nhau về quyền và nghĩa vụ dân sự. Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt vụ án dân sự và việc dân sự.
1.2. Giải quyết việc dân sự là gì?
Giải quyết việc dân sự là hoạt động của Tòa án có thẩm quyền thực hiện theo trình tự, thủ tục tiếp nhận và xử lý đơn yêu cầu, để đưa ra quyết định về việc công nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
Quá trình giải quyết việc dân sự chỉ được phát sinh trên cơ sở đơn yêu cầu hợp lệ của người có quyền yêu cầu và cũng bắt đầu từ thời điểm thụ lý đơn, Toà án có thẩm quyền buộc phải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Giải quyết việc dân sự phải đảm bảo đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục và đúng thẩm quyền.
2. Thành phần giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự?
Đối với trường hợp các bên không có tranh chấp, việc giải quyết thường đơn giản hơn, do Điều 67 quy định thành phần giải quyết việc dân sự có thể do một hoặc ba Thẩm phán thực hiện. Quy định như vậy có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao tinh thần trách nhiệm, chủ động trong khi giải quyết việc dân sự của Thẩm phán. Đồng thời, cũng giảm bớt chi phí cho việc tiến hành tố tụng, giải quyết nhanh chóng vụ việc, tránh tồn động.
Thành phần giải quyết việc dân sự không gọi là Hội đồng xét xử và cũng không có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân như trong thành phần xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân; trong trường hợp đặc biệt gồm hai Thẩm phán và một Hội thẩm nhân dân). Tùy theo tính chất, nội dung của mỗi loại việc dân sự mà thành phần giải quyết việc dân sự được quy định khác nhau.
Thành phần giải quyết việc dân sự được quy định tại Điều 67 Bộ luật tố tụng dân sự, cụ thể:
“1. Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại khoản 5 Điều 27, khoản 9 Điều 29, khoản 4 và khoản 5 Điều 31, khoản 2, 3 và 4 Điều 33 của Bộ luật này hoặc việc xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định giải quyết việc dân sự do tập thể gồm ba Thẩm phán giải quyết.
2. Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do một Thẩm phán giải quyết.
3. Thành phần giải quyết yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 2 Điều 31 của Bộ luật này được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.”
Trên cơ sở quy định này, tác giả sẽ có sự phân tích sâu hơn ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, những loại việc phải có ba Thẩm phán giải quyết.
– Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
– Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
– Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
– Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài.
– Yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
– Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
– Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài.
Trên đây là những yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động khá đặc biệt, tính đặc biệt được thể hiện ở đối tượng được yêu cầu, đó là những bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, đây là những đối tượng khá phức tạp, việc xem xét công nhận và cho thi hành phải thực sự kỹ lưỡng, bởi tính hợp pháp, hợp lí của bản án, quyết định, sự phù hợp của pháp luật trong việc cho phép thi hành (có trái với pháp luật Việt Nam không). Hơn nữa, việc xem xét công nhân và cho thi hành hoặc không công nhận còn dựa vào các yếu tố trong tư pháp quốc tế, mối quan hệ giữa Việt Nam và quốc gia ban hành bản án, quyết định, điều này đòi hỏi cần có ba Thẩm phán đủ năng lực chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Trong các yêu cầu nếu trên, có một yêu cầu khác với những yêu cầu còn lại đó là “yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công”. Đình công là nội dung được ghi nhận trong Bộ luật lao động- là quyền của người lao động trong một số trường hợp nhất định. Việc xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công buộc Tòa án phải đưa ra được tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp hay hợp pháp. Trong đó, việc yêu cầu xem xét được trao cho tổ chức đại diện người lao động và người sử dụng lao động.
Thứ hai, những loại việc do một Thẩm phán giải quyết.
Cách thức quy định trong trường hợp các yêu cầu do một Thẩm phán giải quyết là loại trừ các trường hợp trên, tức là các yêu cầu dân sự, thương mại, kinh doanh, hôn nhân và gia đình, lao động không thuộc các yêu cầu do ba Thẩm phán giải quyết. Điều này cũng hợp lí bởi các yêu cầu còn lại khá đơn giản, chứng cứ, tài liệu chứng minh xác đáng và rõ ràng, không có sự tranh chấp về quyền và lợi ích.
Đối với yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại thì thành phần giải quyết có thể là một hoặc ba thẩm phán, tùy theo từng yêu cầu và tính chất của yêu cầu được ghi nhận trong