Thành phần Đoàn kiểm tra khi xác nhận lý do giải thể trường mầm non. Thủ tục giải thể trường mầm non tư thục.
Thành phần Đoàn kiểm tra khi xác nhận lý do giải thể trường mầm non. Thủ tục giải thể trường mầm non tư thục.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang làm Quyết định tham mưu cho UBND huyện thành lập Đoàn kiểm tra xác nhận lý do xin giải thể của một trường Mầm non tư thục. Nhưng tôi đang phân vân không biết thành phần ban kiểm tra gồm có những ai? (Phó chủ tịch UBND huyện, Lãnh đạo PGD, Chuyên viên phụ trách bậc học, Chủ tịch UBND xã nơi trường hoạt động). Ngoài những thành viên nêu trên còn có những ai? Xin tư vấn giúp tôi. Trân trọng cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Giải thể trường mầm non tư thục được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 6 Điều 1 Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT như sau:
"3. Giải thể nhà trường, nhà trẻ
a) Nhà trường, nhà trẻ bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
– Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của nhà trường, nhà trẻ, ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;
– Hết thời gian đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
– Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội;
– Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập nhà trường, nhà trẻ.
b) Hồ sơ giải thể gồm có:
– Quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Uỷ ban nhân nhân huyện;
– Biên bản kiểm tra;
– Tờ trình đề nghị giải thể nhà trường, nhà trẻ của phòng giáo dục và đào tạo trong đó xác định rõ lý do đề nghị giải thể kèm theo các chứng cứ chứng minh nhà trường, nhà trẻ vi phạm một trong ba trường hợp đầu dẫn đến bị giải thể quy định tại điểm a Khoản 3 Điều này hoặc tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân thành lập nhà trường, nhà trẻ, trong đó nêu rõ lý do giải thể, các biện pháp giải quyết quyền lợi hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên nhà trường, nhà trẻ; phương án giải quyết các tài sản của trường."
>>> Luật sư tư vấn quy định về thanh tra giải thể trường mầm non: 1900.6568
Như vậy, Đoàn kiểm tra của Ủy ban nhân dân huyện là một thành phần không thể thiếu khi thực hiện thủ tục giải thể trường mầm non. Mục đích của đoàn kiểm tra là kiểm tra để nắm rõ tình hình, xem xét thực tế tại trường mầm hon hoặc tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân thành lập trường có nêu rõ lý do giải thể, các biện pháp giải quyết quyền lợi hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên nhà trường và phương án giải quyết các tài sản của trường hay không? Các biện pháp này đã công bằng minh bạch hay không?
Hiệ nay pháp luật chỉ yêu cầu phải thành lập đoàn kiểm tra của Uỷ ban nhân nhân huyện, không có quy định về thành phần ban kiểm tra bao gồm những người nào. Như vậy, tùy vào quy mô và hoạt động của trường mầm non từ, thì thành phần đoàn kiểm tra có thể bao gồm: Chủ tịch/Phó chủ tịch UBND huyện, Lãnh đạo Phòng giáo dục huyện, Chuyên viên phụ trách bậc học, Chủ tịch UBND xã nơi trường hoạt động…
Ngoài ra bạn nên tham khảo thêm tại địa phương bạn có văn bản quy định về trình tự, thủ tục giải thể trường mầm non thì có thể áp dụng thêm.