Quy định về thành lập Văn phòng giám định tư pháp? Một số hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp?
Hiện nay, hoạt động giám định tư pháp là hoạt động chuyên môn do các chuyên gia có chuyên môn và trình độ thực hiện để nhằm mục đích để phục vụ cho việc giải quyết các vụ án. Thực hiện giám định tư pháp đã trở thành một biện pháp hữu hiệu trong việc giải quyết các vụ án, hướng hoạt động tố tụng theo cơ chế minh bạch, đúng người đúng tội, tránh oan sai, phụng sự công lý, nó là một kênh quan trọng để đánh giá trình độ phát triển pháp luật và mức độ dân chủ của một quốc gia cũng như ở các địa phương. Các Văn phòng giám định tư pháp cũng được thành lập ngày càng nhiều và đem đến những ý nghĩa quan trọng đối với quá trình thực hiện giám định tư pháp. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về thành lập và hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp?
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định về thành lập Văn phòng giám định tư pháp:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 (có hiệu lực từ 01/01/2021) thì giám định tư pháp được định nghĩa như sau:
Giám định tư pháp được hiểu là việc các chủ thể là người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để đưa ra kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật giám định tư pháp.
Điều kiện thành lập văn phòng giám định tư pháp:
Văn phòng giám định tư pháp là tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập, được thành lập trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả.
Văn phòng giám định tư pháp theo quy định của pháp luật sẽ do giám định viên tư pháp thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng giám định tư pháp do 02 giám định viên tư pháp trở lên thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh.
Giám định viên tư pháp được thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 15
– Giám định viên tư pháp được thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có từ đủ 05 năm trở lên là giám định viên tư pháp trong lĩnh vực đề nghị thành lập Văn phòng.
– Giám định viên tư pháp được thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có Đề án thành lập theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 của Luật Luật giám định tư pháp.
Cần lưu ý đối với các chủ thể là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng không được thành lập Văn phòng giám định tư pháp.
Thủ tục thành lập văn phòng giám định tư pháp:
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở hoạt động xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp theo quy định tại Điều 16 Luật giám định tư pháp 2012 như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị, nộp hồ sơ:
Giám định viên tư pháp xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp gửi hồ sơ xin phép thành lập đến Sở Tư pháp. Hồ sơ xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp bao gồm:
+ Đơn xin phép thành lập.
+ Bản sao
+ Dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp.
+ Đề án thành lập Văn phòng giám định tư pháp phải nêu rõ mục đích thành lập; dự kiến về tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở; điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định theo quy định của bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định và kế hoạch triển khai thực hiện.
– Bước 2: Xử lý hồ sơ:
Pháp luật quy định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, thẩm định hồ sơ xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp, thống nhất ý kiến với người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp trình hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp. Trường hợp không cho phép thì phải
– Bước 3: Đăng ký hoạt động:
Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập, Văn phòng giám định tư pháp đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp.
Hồ sơ đăng ký hoạt động bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu như sau:
+ Đơn đề nghị đăng ký hoạt động;
+ Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp;
+ Giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện bảo đảm hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp theo Đề án thành lập;
+ Bản sao quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện theo Đề án thành lập và cấp Giấy đăng ký hoạt động; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, đồng thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thu hồi Quyết định cho phép thành lập.
Các chủ thể là người bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
2. Một số hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp:
Căn cứ Điều 14 Luật giám định tư pháp 2012 quy định như sau:
– Văn phòng giám định tư pháp là tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập, được thành lập trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả.
– Văn phòng giám định tư pháp sẽ do 01 giám định viên tư pháp thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng giám định tư pháp do 02 giám định viên tư pháp trở lên thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh.
Các chủ thể là người đại diện theo pháp luật của Văn phòng giám định tư pháp là Trưởng văn phòng. Trưởng văn phòng giám định tư pháp phải là giám định viên tư pháp.
Thực hiện giám định tư pháp hiện nay được cho là một biện pháp hữu hiệu trong việc giải quyết các vụ án, hướng hoạt động tố tụng theo cơ chế minh bạch, đúng người đúng tội, tránh oan sai, phụng sự công lý, nó là một kênh quan trọng để đánh giá trình độ phát triển pháp luật và mức độ dân chủ của một quốc gia cũng như ở các địa phương.
Giám định tư pháp giúp định hướng đúng trong công tác điều tra. Định hướng đúng trong công tác điều tra là điều cần có trước tiên đốì vối mọi cán bộ điều tra. Để có được điều này, không thể không có công tác giám định tư pháp.
Không những thế, giám định tư pháp là một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyển lợi hợp pháp cho bị cáo, người bị hại, các bên đương sự.
Bên cạnh đó thì giám định tư pháp giúp khẳng định vững chắc căn cứ pháp lý, nâng cao tính thuyết phục của quyết định, phán quyết của các cơ quan tư pháp. Pháp luật ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước đã có quy định rằng, các cơ quan tư pháp có quyền yêu cầu những cơ quan giám định độc lập cùng tiến hành một vụ việc để so sánh, kết luận. Các bên đương sự cũng có quyền yêu cầu tiến hành giám định lại khi có mối nghi ngờ về tính vô tư, chính xác của kết luận giám định đã được công bố. Thực tế điều tra, xét xử một số vụ án ở nước ta cũng cho thấy có những trường hợp để xác minh đúng sự thật, cơ quan tư pháp đã phải yêu cầu các cơ quan khác nhau tiến hành giám định mới khẳng định đúng tính chất vụ việc.