Thành lập doanh nghiệp dự án PPP? Hoạt động của doanh nghiệp dự án PPP?
Hiện nay, việc các chủ thể tham gia vào các hoạt động đầu tư trong một số lĩnh vực là rất nhiều. Cũng chính vì sự phát triển của đất nước nên như cầu về việc các doanh nghiệp tham gia vào các dự án đầu tư theo đối tác công tư cũng vô cùng lớn. Do đó, để đảm bảo được những hoạt động của hoạt động này tuân theo quy định của pháp luật và nhằm mục đích tốt nhất các quản lý của Nhà nước về hoạt động đầu tư đối tác công tư thì theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành vấn đề thành lập và hoạt động của doanh nghiệp dự án PPP được quy định như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung liên quan đến vấn đề thành lập và hoạt động của doanh nghiệp dự án PPP như sau:
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý: Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020
1. Thành lập doanh nghiệp dự án PPP
Trên cơ sở quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và cụ thể là theo như quy định tại Điều 44 Luật này thì sau khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định của pháp luật không được phép thực hiện theo như quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư này thì nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp để thực hiện dự án. Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Vậy theo quy định trên thủ thì thủ tục thành lập sẽ dựa vào pháp luật về doanh nghiệp. Theo
Các bước để có thể thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp dự án
Thứ nhất, đó chính là việc xXác định hình thức hợp đồng. Thuộc loại hợp đồng
Thứ hai, xác định lĩnh vực đầu tư
Thứ ba, xác định được nguồn vốn đầu tư tham gia dự án
Thứ tư, xây dựng văn bản đề xuất thực hiện dự án
Thứ năm, cơ quan báo cáo nghiên cứu khả thi
Thứ sáu, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật vè đấu thầu
Thứ bảy, ký hợp thỏa thuận đầu tư, hợp đồng dự án
Thứ tám, nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Dự án nhóm C không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) Cuối cùng, sau khi có được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì có thể thành lập doanh nghiệp dự án.
Trình tự xin cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án
– Bước 1: Người đại diện theo pháp luật hoặc cá nhân, tổ chức được ủy quyền kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.
– Bước 2: Người đại diện theo pháp luật sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin; tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Bước 3: Sau khi hoàn thành sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
– Bước 4: Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ. Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế; Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. ( trong vòng 03 ngày kể từ khi nhận hồ sơ).
– Bước 5: Sau khi nhận được thông báo, doanh nghiệp nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy; kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
– Bước 6: Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu đầu mục hồ sơ với đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất.
– Bước 7: Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận
– Văn bản cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
– Bản thỏa thuận đầu tư cùng với dự thảo hợp đồng của dự án;
– Bản báo cáo nghiên cứu tính khả thi, giấy quyết định phê duyệt dự án;
– Văn bản chấp thuận sử dụng vốn Nhà nước (nếu là dự án có Nhà nước tham gia);
– Bản hợp đồng liên doanh, bản dự thảo điều lệ doanh nghiệp (nếu có);
– Giấy chứng nhận quyết định lựa chọn đầu tư dự án.
Thủ tục thực hiện
– Với các dự án cấp quốc gia, dự án do cơ quan ủy quyền Bộ, Ban; Ngành Nhà nước, dự án được thực hiện từ trên 2 địa bàn trở lên; cấp thành phố trung ương. Bạn sẽ đem nộp lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư
– Với các dự án không thuộc khoản 1 của Điều này, bạn sẽ đem nộp lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
– Với các dự án nhóm C, bạn không cần làm thủ tục cấp giấy đăng ký.
Như vậy, để có thể tiến hành thành lập của doanh nghiệp dự án PPP thì các chủ thể của các doanh nghiệp muốn thành lập của doanh nghiệp dự án PPP thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành việc chuyển đổi theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ giúp quá trình tiến hành thành lập của doanh nghiệp dự án PPP được nhanh chóng, thuận lợi, chính xác và đảm bảo tốt đa nhất quyền lợi của các chủ thể của doanh nghiệp dự án PPP muốn thành lập khi thực hiện việc hợp nhất văn phòng công chứng này theo như quy định của pháp Luật Công chứng hiện hành.
2. Hoạt động của doanh nghiệp dự án PPP
Trên cơ sở quy định tại Điều 44 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020 quy định về vấn đề thành lập và hoạt động của doanh nghiệp dự án PPP:
“1. Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp dự án PPP theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng, có mục đích duy nhất để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
2. Doanh nghiệp dự án PPP được phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quy định tại Điều 78 của Luật này.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, việc thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động, giải thể, phá sản của doanh nghiệp dự án PPP thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quy định khác của pháp luật có liên quan và hợp đồng dự án PPP”.
Như vậy, việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp dự án PPP là kết quả của việc thỏa thuận, hợp tác trong thực hiện dự án đầu tư của chủ thể theo hình thức đối tác công tư hoặc dự án có sử dụng đất. Do đó thì khi mà doanh nghiệp dự án được thành lập mục tiêu duy nhất là thực hiện các dự án mà không tham gia bất cứ hoạt động kinh doanh nào khác.
Đồng thời hành lập công ty để thực hiện dự án thành công 100%. Hiện nay, theo quy định tại Điều 38
Từ quy định vừa được nêu ra ở trên thì có thể thấy rằng việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp dự án PPP là để thực hiện, quản lý. Bên cạnh đó thì việc thành lập và hoạt động này còn được biết đến với sự giám sát và vận hành dự án tốt hơn và hiệu quả hơn theo đúng quy định và hợp đồng dự án tránh thất thoát, lãng phí tài sản công.
Như vậy, việc hoạt động của doanh nghiệp dự án PPP có cần thiết cho quá trình hoạt động của dự án bởi hợp tác. Bởi vì việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp dự án PPP là một trong những vấn đề mà các chủ thể kinh doanh ai cũng muốn kéo phần lợi về mình. Khi một doanh nghiệp dự án ra đời như một doanh nghiệp độc lập, có sự tham gia của hai bên đều bảo đảm cho cán cân hai bên đều công bằng, được lợi và thúc đẩy dự án phát triển.