Khái quát về dịch vụ môi giới bảo hiểm? Thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm? Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm?
Trong khi xã hội và cuộc sống của con người ngày càng trở nên phát triển và hiện đại hơn thì những nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo ngày càng gia tăng và được mọi người chú trọng quan tâm. Đồng thời thì việc tham gia bảo hiểm của người dân cũng được nhà nước khuyến khích để nhằm mục dích tạo ra chế độ phúc lợi đối với nhân dân một cách tốt nhất và hoàn thiện nhất. Tuy nhiên, muốn phủ sóng việc kinh doanh và sử dụng bảo hiểm trên cả nước những để đáp ứng được mạng lưới các doanh nghiệp kinh doanh trên khắp cả nước là một trong những khó khăn vướng mắc đang cần giải đáp để người dân có thể tiếp cận được chế độ chính sách của các loại bảo hiểm theo như quy định của pháp luật hiện hành. Chính vì thế mà đã có sự ra đời của hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới mua bảo hiểm ngày càng phát triển và được nhiều người lựa chọn. Vậy pháp luật hiện hành đã quy định về nội dung thành lập, quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm ra sao? Do vậy, trong bài viết này, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung về doanh nghiệp mô giới như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
– Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành
1. Khái quát về dịch vụ môi giới bảo hiểm
Trước khi đi vào tìm hiểu các nội dung liên quan đến vấn đề thành lập và quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm mô giới thì cần phải tìm hiểu khái quát về nội dung mô giới bảo hiểm là gì? Do đó, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì môi giới bảo hiểm là một tổ chức trung gian giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng, đồng thời đại diện quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm hoặc các pháp nhân kinh doanh muốn tham gia bảo hiểm cho doanh nghiệp. Môi giới bảo hiểm có các đặc điểm như sau:
Một là, vấn đề môi giới bảo hiểm được khách hàng ủy quyền và hành động vì quyền lợi khách hàng. Nên doanh nghiệp bảo hiểm không được liên lạc trực tiếp với khách hàng khi không có sự nhất trí của môi giới.
Hai là, theo như quy định của pháp luật hiện hành về mặt lý thuyết người môi giới sau khi nghiên cứu nhu cầu của khách hàng sẽ tìm kiếm doanh nghiệp bảo hiểm có thể đáp ứng nhu cầu tốt nhất với chi phí thấp nhất.
Ba là, quy định về môi giới bảo hiểm làm cho cung và cầu về sản phẩm bảo hiểm được kết nối với nhau đồng thời góp phần làm tăng uy tín của sản phẩm và doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Điều 9
Thứ nhất, Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
– Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
– Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
– Phương án hoạt động năm năm đầu, trong đó nêu rõ phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và lợi ích kinh tế của việc thành lập doanh nghiệp;
– Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp;
– Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên; tình hình tài chính và những thông tin khác có liên quan đến các tổ chức, cá nhân đó;
– Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành.
– Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;
– Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm.
– Tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp;
– Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;
– Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
– Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;
-Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành.
Thứ hai, về thủ tục đề nghị cấp giấy phép và họa động
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và họa động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện trên nộp 03 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm tới Bộ Tài chính
Bước 2: Tiếp nhân hồ sơ
Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép
Thời hạn bổ sung, sửa đổi hồ sơ của chủ đầu tư tối đa là 06 tháng kể từ ngày ra thông báo. Trường hợp chủ đầu tư không bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đúng thời hạn quy định, Bộ Tài chính có văn bản từ chối xem xét cấp Giấy phép.
Bước 3: Cấp Giấy phép kinh doanh mô giới bảo hiểm
Bộ Tài chính cấp Giấy phép cho doanh nghiệp bảo hiểm, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đồng thời nếu Bộ Tài chính từ chối cấp Giấy phép thì Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do. Bộ Tài chính chỉ được từ chối cấp Giấy phép khi tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm dự kiến thành lập không đáp ứng đủ điều kiện cấp Giấy phép theo quy định.
Như vậy, để có thể tiến hành để nghị cấp giấy phép kinh doanh mô giới bảo hiểm thì các chủ thể của các doanh nghiệp kinh doanh mô giới bảo hiểm thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành việc chuyển đổi theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ giúp quá trình tiến hành để nghị cấp giấy phép kinh doanh mô giới bảo hiểm được nhanh chóng, thuận lợi, chính xác và đảm bảo tốt đa nhất quyền lợi của các chủ thể để nghị cấp giấy phép kinh doanh mô giới bảo hiểm theo như quy định của pháp Luật hiện hành.
3. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Trên cơ sở quy định tại Điều 91 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010) có quy định về các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm như sau:
Thứ nhất, theo như quy định tại Khoản 1 Điều 91 Luật này thì đối với những doanh nghiệp mô giới bảo hiểm được quy định theo như quy định của pháp luật hiện hành thì sẽ có những quyền cơ bản mà một doanh nghiệp mô giới thông thường được hưởng. Cụ thể hơn thì quyền của doanh nghiệp mô giới được quy định với nội dung đó là: “1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm. Hoa hồng môi giới bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm”.
Từ quy định vừa được nêu ra thì có thể thấy rằng đối với những doanh nghiệp kinh doanh mô giới bảo hiểm theo như quy định của pháp luật hiện hành thì sẽ được hưởng một khoản tiền lợi nhuận đã thỏa thuận trước đó đối với việc mô giới bảo hiểm theo như quy định của pháp luật này thì được gọi là hoa hồng.
Thứ hai, bên cạnh việc quy định về quyền của doanh nghiệp mô giới là hưởng bảo hiểm thì theo như quy định tại Khoản 2 Điều này doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật hiện hành quy định như sau:
“2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có nghĩa vụ:
a) Thực hiện việc môi giới trung thực;
b) Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;
c) Bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm do hoạt động môi giới bảo hiểm gây ra.”
Đối với lĩnh vực bảo hiểm là một trong các lĩnh vực đang được sự quan tâm rất lớn của các cá nhân và tổ chức nhằm mục đích được hưởng các chế độ phúc lợi của xã hội và đây là nội dung được khuyến khích các cá nhân tham gia nên việc các doanh nghiệp thực hiện hoạt động mô giới cần phải tuyệt đối trung thực trong quá trình mô giới của mình. Đồng thời thì không chỉ ở lĩnh vực bảo hiểm mà các lĩnh vực khác có liên quan đến thông tin của khách hàng thì cần phải có tính bảo mật cao và tuyệt đối nhất với những thông tin mà khách hàng đề ra. Do đó thì các doanh nghệ hành nghề mô giới bảo hiểm thì cần phải nghiêm túc thực hiện nội dung này.
Bên cạnh đó thì nhiệm vụ của bên mô giới bảo hiểm là thực hiện các hoạt động bán bảo hiểm thay cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và đồng thời doanh nghiệp mô giới bảo hiểm sẽ phải chịu trác nhiệm trong quá trình hoạt động mô giới của mình đối với những khách hàng mua bảo hiểm theo như quy định của pháp luật hiện hành.