Rượu là một trong những loại đồ uống rất phổ biến trên thế giới hiện nay. Do đó, việc kinh doanh phân phối rượu cũng đang rất phát triển. Tuy nhiên đây là loại đồ uống có cồn nên việc kinh doanh cũng được quy định nghiêm ngặt hơn cả. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn quy trình thành lập công ty phân phối rượu có vốn nước ngoài:
Mục lục bài viết
1. Điều kiện nhà đầu tư nước ngoài được phân phối rượu:
Theo quy định tại Điều 6
Căn cứ Điều 11
– Phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
– Phải có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
Lưu ý là tại mỗi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu. Nếu như doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán buôn rượu.
– Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài.
– Doanh nghiệp phải có giấy phép phân phối rượu thì mới được kinh doanh ngành nghề này.
2. Thành lập công ty phân phối rượu có vốn nước ngoài:
Giai đoạn 1: Đăng ký đầu tư (Xin IRC):
Nhà đầu tư nước ngoài trước khi thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam cần thực hiện thủ tục đăng kí tại Sở kế hoạch và đầu tư. Quy trình xin IRC mới như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.
– Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư.
– Các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư (báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư).
– Đề xuất dự án đầu tư.
– Các tài liệu khác (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ như trên, nhà đầu tư sẽ nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Trong vòng 15 ngày tính từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư, Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Giai đoạn 2: Đăng ký xin ERC:
Nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế tại Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo các bước sau đây:
Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp:
Các loại hình doanh nghiệp nhà đầu tư có thể lựa chọn để thành lập tổ chức kinh tế thực hiện dự án gồm:
Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Công ty hợp danh.
Doanh nghiệp tư nhân.
Công ty cổ phần.
Do đó, tùy thuộc mức vốn cũng như nhu cầu mà cá nhân, tổ chức lựa chọn thành lập loại hình như trên.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty:
Hồ sơ thành lập công ty cho thuê lại lao động bao gồm những giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ.
– Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc danh sách thành viên hợp danh.
– Đối với cá nhân cần có giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ chiếu còn giá trị sử dụng (bản sao).
– Đối với tổ chức cần có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao).
– Trường hợp có ủy quyền thì cần văn bản ủy quyền.
Bước 3: Nộp hồ sơ:
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ như trên sẽ tiến hành nộp thông qua các hình thức sau:
– Nộp trực tiếp tại Phòng đăng kí kinh doanh Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
– Nộp trực tuyến qua Công thông tin đăng kí doanh nghiệp.
Bước 4: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu:
Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ.
Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì Sở kế hoạch và đầu tư tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng kí thành lập doanh nghiệp trong thời hạn là 03 ngày làm việc.
Nếu hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ thì cơ quan có văn bản yêu cầu người nộp hồ sơ tiến hành bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
Bước 5: Thực hiện công bố nội dung đăng kí doanh nghiệp:
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải công bố nội dung được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp.
Bước 6: Tiến hành khắc dấu:
Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp.
Giai đoạn 3: Xin Giấy phép phân phối rượu:
Căn cứ Điều 21 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ, thủ tục xin giấy phép phân phối rượu như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu (theo mẫu).
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương (bản sao).
– Hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống phân phối rượu kèm bản sao Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống phân phối rượu (bản sao).
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh rượu (bản sao).
– Hồ sơ, tài liệu liên quan đến nhà cung cấp như:
+ Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của các nhà cung cấp rượu (bản sao).
+ Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu nếu như nhà cung cấp rượu là thương nhân trong nước.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ như trên, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ tại Bộ Công thương.
Hình thức nộp hồ sơ: nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện hoặc trực tuyến.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Nếu như cơ quan từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nếu như doanh nghiệp chưa nộp đủ hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung trong vòng 03 ngày làm việc tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
3. Mẫu đơn đền nghị cấp giấy phép phân phối rượu:
TÊN THƯƠNG NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ….., ngày.…… tháng.…….. năm………… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
…………..(1)
Kính gửi:.………(2)
Tên thương nhân:.……….
Địa chỉ trụ sở chính:.…….. Điện thoại:.…… Fax:……..
Địa điểm sản xuất/kinh doanh:...
Điện thoại:……… Fax:……..
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương)/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số.……… do……..cấp ngày…….. tháng.…… năm…………
Đề nghị……(2)..… xem xét cấp Giấy phép… …..(1)………., cụ thể là:
(Tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh rượu, thương nhân thực hiện theo một trong các đề nghị dưới đây):
Được phép sản xuất rượu như sau:
Sản xuất các loại rượu:.…….(3)
Quy mô sản xuất sản phẩm rượu:………..(4)
Được phép tổ chức phân phối rượu như sau:
Được phép mua các loại rượu của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, nhà cung cấp rượu nước ngoài sau:………..(5)
Được phép tổ chức hệ thống phân phối rượu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau:
Được phép bán lẻ rượu, tại các địa điểm sau:…
Được phép tổ chức bán buôn rượu như sau:
Được phép mua các loại rượu của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu sau:……..(5)
Được phép tổ chức hệ thống bán buôn rượu tại tỉnh, thành phố:.…… .
Được phép bán lẻ rượu tại các địa điểm:………..
Được phép tổ chức bán lẻ rượu như sau:
Được phép mua các loại rượu của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu sau:…….(5)
Được phép bán lẻ rượu tại các địa điểm:………….(6) xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu, Nghị định số…./2020/NĐ-CP ngày…tháng…. năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và những quy định của pháp luật có liên quan. Nếu sai, xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
| NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT |
Chú thích:
(1): Loại giấy phép: Sản xuất rượu công nghiệp/sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh/phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu
(2): Cơ quan cấp phép: Bộ Công Thương/Sở Công Thương/Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng.
(3): Ghi cụ thể từng loại sản phẩm rượu như: Rượu vang, rượu vodka, rượu trái cây…
(4): Ghi công suất thiết kế; đối với sản xuất rượu thủ công thì ghi sản lượng dự kiến sản xuất (lít/năm).
(5): Ghi rõ tên, địa chỉ.
(6): Tên thương nhân xin cấp giấy phép.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật đầu tư năm 2020.
Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu.
THAM KHẢO THÊM: