Tìm hiểu về vốn? Số vốn tối thiểu để thành lập công ty? Những loại vốn thành lập công ty?
Vốn luôn là một trong số những vẫn đề rất được quan tâm. Khi thực hiện thủ tục thành lập công ty hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn thì doanh nghiệp cũng sẽ cần phải có mức vốn tối thiểu theo quy định để các chủ thể có thể thực hiện việc đăng ký kinh doanh và hoạt động doanh nghiệp. Đây chắc hẳn cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thành lập công ty cần bao nhiêu vốn? Số vốn điều lệ tối thiểu?
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về vốn:
Ta hiểu về vốn như sau:
Vốn được hiểu cơ bản chính là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các giá trị tài sản của các doanh nghiệp và nó sẽ được sử dụng cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đó nhằm mục đích để giúp các doanh nghiệp sinh lời.
Để các doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp đó sẽ cần phải có các yếu tố đầu vào cụ thể bao gồm các yếu tố sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp sẽ cần phải ứng ra một lượng vốn ban đầu để thực hiện việc mua sắm nguyên vật liệu, xây dựng nhà xưởng, đầu tư máy móc thiết bị, trả tiền lương cho lao động và nhiều các hoạt động khác. Số tiền ứng ra để có được các yếu tố đầu vào chúng ta sẽ có thể gọi là vốn ban đầu của doanh nghiệp.
Cùng với sự tác động của lao động vào đối tượng lao động thông qua tư liệu lao động thì từ đó các danh nghiệp sẽ có thể tạo ra hàng hoá, dịch vụ để nhằm mục đích thực hiện cung ứng cho thị trường. Để có thể đảm bảo sự tồn tại, phát triển, số tiền thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp sẽ phải đảm bảo bù đắp chi phí và cần phải có lãi.
Cũng thông qua đó số vốn ban đầu của doanh nghiệp cũng sẽ được bảo toàn và mở rộng với quy mô lớn hơn. Toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu của doanh nghiệp và giá trị được bổ sung trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp được gọi là vốn.
2. Số vốn tối thiểu để thành lập công ty:
Hiện nay, theo quy định tại thì ta nhận thấy, pháp
– Các chủ thể là những thành viên công ty nên xác định vốn điều lệ dựa trên khả năng tài chính của mình;
– Các chủ thể là những thành viên công ty nên xác định vốn điều lệ dựa trên phạm vi, quy mô hoạt động của công ty;
– Các chủ thể là những thành viên công ty nên xác định vốn điều lệ dựa trên chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập (vì vốn điều lệ của công ty để sử dụng cho các hoạt động của công ty sau khi thành lập);
– Các chủ thể là những thành viên công ty nên xác định vốn điều lệ dựa trên dự án ký kết với đối tác.
Pháp luật Việt Nam cũng quy định thời hạn góp đủ vốn đối với doanh nghiệp mới thành lập là 90 ngày, kể từ ngày các doanh nghiệp đó được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp khi hết thời hạn trên mà công ty chưa góp đủ số vốn đã đăng ký thì công ty đó cần phải
Tuy nhiên, ta nhận thấy, tại Luật Doanh nghiệp 2020 vẫn có một số ngành nghề có điều kiện về vốn, cụ thể yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp sẽ cần phải có mức vốn tối thiểu để các doanh nghiệp đó được phép hoạt động. Theo đó, mức vốn tối thiểu để các doanh nghiệp được phép hoạt động được gọi là mức vốn pháp định và thông thường vốn pháp định sẽ được quy định cụ thể ở trong luật được ban hành để điều chỉnh từng ngành nghề kinh doanh (nếu có) cụ thể.
Như vậy, từ phân tích nêu trên, ta nhận thấy, câu trả lời số vốn tối thiểu để thành lập công ty là còn tuỳ vào doanh nghiệp đó sẽ đăng ký ngành nghề kinh doanh.
– Nếu trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường không yêu cầu vốn pháp định, thì theo luật cũng sẽ không quy định mức vốn tối thiểu để các chủ thể thực hiện thành lập công ty. Các chủ thể nên tham khảo danh sách ngành nghề đăng ký kinh doanh để có thể biết ngàng nghề của mình thuộc loại nào.
– Trong thực tế ta thấy rằng, cũng có nhiều đơn vị doanh nghiệp đã đăng ký vốn điều lệ công ty cụ thể là 1 triệu đồng, việc đăng ký như này hoàn toàn hợp lệ và pháp luật không cấm, tuy nhiên khi các chủ thể đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp như vậy thì khi các chủ thể đi giao dịch và làm việc với đối tác, các cơ quan ngân hàng, thuế thì họ thường sẽ không có sự tin tưởng doanh nghiệp và việc này cũng khiến các chủ thể bị hạn chế giao dịch. Việc đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp là một trở ngại lớn cho nên các chủ thể khi thành lập công ty sẽ cần đăng ký mức tương đối và phù hợp với thực tế để thuận tiện hơn cho việc kinh doanh.
– Còn nếu doanh nghiệp thực hiện đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định để có thể hoạt động, thì vốn tối thiểu để nhằm mục đích có thể thành lập công ty chính là bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
3. Những loại vốn thành lập công ty:
Có những loại vốn thành lập công ty như sau:
– Vốn điều lệ khi thành lập công ty:
Vốn điều lệ công ty được hiểu cơ bản chính là tổng số vốn do các chủ thể là những thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và vốn điều lệ khi thành lập công ty sẽ được ghi vào điều lệ công ty. Sau đó vốn điều lệ khi thành lập công ty sẽ được công ty đăng ký với sở kế hoạch và đầu tư theo nhu cầu hoạt động của công ty. Vốn điều lệ công ty là khoản vốn được doanh nghiệp tự do đăng ký và không có ràng buộc gì với quy định của pháp luật, chủ thể là người góp vốn sẽ chịu trách nhiệm trên khoản vốn góp của mình. Như đã phân tích cụ thể bên trên, pháp luật nước ta không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu để thành lập công ty là bao nhiêu, hoặc mức vốn điều lệ công ty tối đa là bao nhiêu khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh bình thường.
– Vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp:
Chúng ta hiểu vốn pháp định công ty chính là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp sẽ cần phải có đủ theo đúng quy định của pháp luật đối với ngành kinh doanh có điều kiện tương ứng về vốn để nhằm mục đích có thể thành lập công ty. Cụ thể là khi doanh nghiệp đăng ký một ngành nghề mà ngành nghề đó lại nằm trong danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì theo quy định của pháp luật các chủ thể thành lập công ty sẽ cần có đủ số vốn theo quy định đối với từng ngành nghề kinh doanh thì doanh nghiệp đó mới có đủ điều kiện hoạt động.
Vốn pháp định cũng chính là số tiền tối thiểu để nhằm mục đích giúp cho các công ty được thành lập theo quy định của nhà nước. Tuỳ vào loại hình kinh doanh có điều kiện hay không điều kiện mà có có mức vốn khác nhau.
Như vậy, ta hiểu rằng, trong quá trình thực hiện việc đăng ký ngành nghề kinh doanh có 2 dạng: ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề kinh doanh không có điều kiện (ngành nghề bình thường). Ngành nghề kinh doanh có điều kiện lại chia làm 2 loại cụ thể như sau: Ngành nghề yêu cầu vốn pháp định; Ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề.
Các chủ thể muốn đăng ký được ngành nghề có điều kiện yêu cầu vốn pháp định thì các doanh nghiệp đó sẽ cần phải thực hiện đăng ký được số vốn pháp định (vốn tối thiểu để nhằm mục đích đăng ký 1 ngành nghề có điều kiện quy định tai bảng ngành nghề kinh doanh có điều kiện tùy vào từng ngành).
– Vốn ký quỹ để làm làm thủ tục thành lập công ty:
Vốn ký quỹ để làm làm thủ tục thành lập công ty được hiểu cơ bản chính là số vốn mà doanh nghiệp của bạn phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng, nhằm mục đích chính để có thể đảm bảo sự hoạt động của công ty.
– Vốn góp nước ngoài trong việc thành lập doanh nghiệp:
Vốn góp nước ngoài trong việc thành lập doanh nghiệp được hiểu cơ bản chính là phần vốn có tỷ lệ nhất định vào công ty Việt Nam hoặc sử dụng toàn bộ vốn để nhằm mục đích có thể thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Loại vốn góp nước ngoài trong việc thành lập doanh nghiệp này chỉ có những công ty liên quan tới nước ngoài mới cần chú ý tới.
Cần lưu ý rằng số vốn góp nước ngoài trong việc thành lập doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới việc nộp thuế môn bài sau khi hoàn tất quy trình thành lập công ty nên các doanh nghiệp cần phải chú ý tuyệt đối vấn đề này.