Với xu hướng phát triển của xã hội ngày nay, để đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề, nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập nhằm đào tạo, bồi dưỡng tay nghề để dạy nghề cho những người dân có nhu cầu. Hơn nữa, để đáp ứng cho việc hội nhập với thế giới, một số cơ sở giao dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập, không chỉ bồi dưỡng và đào tạo những nghề được hoạt động tại Việt Nam mà còn đáp ứng đào tạo những công việc tại những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Mục lục bài viết
1. Quy đinh về cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
1.1. Quy định về Giáo dục nghề nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 thì giáo dục nghề nghiệp được quy định là một bậc học trong hộ thống giáo dục quốc dân, đây là bậc học để đào tạo trình độ nghề nghiệp cho người lao động từ sơ cấp đến trình độ trung cấp đến trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác để bảo đảm nguồn nhân lực lao động cho việc sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Hiện nay, giáo dục nghề nghiệp được thực hiện đào tạo theo 02 hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, đào tạo chính quy định quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Giáo dục hiện hành thì hình thức đào tạo này được thực hiện theo các khoá học tập trung toàn bộ thời gian tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ sở giáo dục đại học hoặc doanh nghiệp có đăng ký hoạt động mảng giáo dục nghề nghiệp để thực hiện đào tạo các trình độ nghề nghiệp từ sơ cấp đến trung cấp và cao đẳng;
Thứ hai, đào tạo thường xuyên được quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, đây là hình thức đào tạo theo dạng vừa học vừa làm, học từ xa đối với các chương trình như đào tạo chính quy. Tuy nhiên hình thức đào tạo này được thực hiện linh hoạt hơn so với đào tạo chính quy về mọi mặt như thời gian, chương tình đào tạo, địa điểm đào tạo,…
1.2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
Theo quy định tại Điều 5 Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay được tổ chức theo các loại hình cụ thể sau:
– Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do Nhà nước làm chủ sở hữu;
– Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân làm chủ sở hữu;
– Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Như vâỵ, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay được công nhận là cơ sở giáo dục hợp pháp theo quy định của páp luật về Giáo dục nghề nghiệp hiện hành tại Việt Nam. Theo đó, căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy định là cơ sở giáo dục nghề nghiệp có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoặc là cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức dưới hình thức liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
2. Điều kiện thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
Vì giáo dục nghề nghiệp hiện nay được phổ biến thực hiện với mọi đối tượng đủ tuổi lao động nên việc thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay được thành lập thêm cả các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đảm bảo đảm tạo cho nhóm lao động đặc biệt như người khuyết tật. Do đó mỗi cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi thành lập phải đảm bảo được điều kiện phù hợp với mục đích và đối tượng đào tạo. Hiện nay, tại Nghị định số 15/2019/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định cụ thể điều kiện chung để thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước nước ngoài và điều kiện riêng thành lập đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật. Cụ thể như sau:
2.1. Điều kiện chung để thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP thì các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn thành lập tại Việt Nam thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện chung như sau:
Thứ nhất, điều kiện về đề án thành lập. Mọi cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi muốn thành lập phải đưa ra được đề án thành lập. Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với quy hoạch về mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam.
Thứ hai, điều kiện về giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Để thành lập được cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì chủ đầu tư phải được cấp Giấy c hứng nhận đăng ký đầu tư đối với các trường hợp phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư hiện hành.
Thứ ba, điều kiện về địa điểm xây dựng cơ sở giáo dục:
– Diện tích đất sử dụng tối thiểu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải đảm bảo là 1.000 m2;
– Diện tích đất sử dụng tối thiểu của trường trung cấp phải đảm bảo là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị;
– Diện tích đất sử dụng tối thiểu của trường cao đẳng phải đảm bảo là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.
Thứ tư, điều kiện về vốn đầu tư để thành lập cơ sở giáo dục:
– Nguồn vốn được xác định là hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai;
– Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải đảm bảo số vốn tối thiểu là 05 tỷ đồng;
– Đối với trường trung cấp phải đảm bảo số vốn tối thiểu là 50 tỷ đồng;
– Đối với trường cao đẳng phải đảm bảo số vốn tối thiểu là 100 tỷ đồng.
Thứ năm, điều kiện về chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo phải bảo đảm phù hợp với các nội dung theo quy chuẩn kiến thức và kỹ năng của người học. Đặc biệt do là cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài nên không được đào tạo những chương trình có nội dung gây phương hại đến nền quốc phòng, an ninh của quốc gia; không ảnh hưởng đến lịch sử, không làm xấu đi nền văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục Việt Nam…
Thứ sau, điều kiện về dự kiến cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo. Theo đó cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ tham gia giảng dạy tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với điều kiện đăng ký hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014.
2.2. Điều kiện riêng để thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đào tạo cho người khuyết tật:
Để thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho người khuyết tật thì tối thiểu phải đáp ứng được những điều kiện chung để thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được phân tích tại mục 1.1 nếu trên. Bên cạnh đó, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo người khuyết tật phải đảm bảo thêm các điều kiện được quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014. Cụ thể các điều kiện như sau:
– Có cơ sở vật chất, có thiết bị đào tạo, giáo trình, phương pháp và thời gian đào tạo phù hợp với người khuyết tật. Các công trình xây dựng phục vụ cho người khuyết tật học tập phải bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng;
– Có đội ngũ nhà giáo có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy cho người khuyết tật.
3. Hồ sơ cần chuẩn bị để thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 Nghị định 15/2019/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
– Đơn đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với trường hợp phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư hiện hành);
– Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định, đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP;
– Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc nếu đất để xây dựng cơ sở là đất thuê thì phải có Hợp đồng cho thuê đất của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định của pháp luật và các giấy tờ pháp lý liên quan còn thời hạn ít nhất là 05 năm kể từ ngày gửi hồ sơ;
– Các giấy tờ chứng minh năng lực tài chính về vốn theo quy định.
Cần lưu ý trong trường hợp có từ 02 tổ chức hoặc cá nhân nước trở lên ngoài cùng góp vốn thành lập hoặc liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thì ngoài những giấy tờ, tài liệu nêu trên thì cần phải chuẩn bị thêm các giấy tờ sau khi làm hồ sơ:
– Bản sao các giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu tài sản kèm theo đó là văn bản thẩm định giá về tài sản nếu tài sản là vốn góp của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc các bên liên doanh đề nghị thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
– Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc các bên liên doanh;
– Danh sách, hình thức và biên bản góp vốn của các thành viên liên doanh cam kết góp vốn thành lập.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2019;
– Nghị định số 15/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/2/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp.