Nhà nước ta luôn có những chính sách giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Một trong số đó là có tình tiết giảm nhẹ đối với người phạm tội thành khẩn khai báo khi đã bị phát hiện hành vi phạm tội của mình. Cùng bài viết tìm hiểu rõ hơn.
Mục lục bài viết
1. Thành khẩn khai báo là gì?
Thành khẩn khai báo là một dạng của tự thú, nhưng mức độ thấp hơn nên không thể miễn trách nhiệm hình sự, bởi lẽ thành khẩn khai báo chỉ xảy ra trong trường hợp người phạm tội đã bị phát hiện. Hành động thành khẩn khai báo có tác dụng giúp Cơ quan điều tra nhanh chóng kết thúc vụ án. Thành khẩn khai báo là không khai gian dối một điều gì có liên quan đến hành vi phạm tội trong vụ án hình sự nhất định.
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, khai báo không phải là nghĩa vụ của bị can, bị cáo vì nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ( Điều 15 BLTTHS năm 2015 ). Do đó, bị can, bị cáo không thật thà khai báo cũng sẽ không bị coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nhưng nếu người phạm tội thành khẩn khai báo thì lại được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Pháp luật khuyến khích người phạm tội thành khẩn khai báo và coi đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự bởi việc khai báo thành khẩn có thể giúp cho cơ quan pháp luật nhanh chóng kịp thời phá án, buộc những người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà họ thực hiện .
2. Thành khẩn khai báo tiếng Anh là gì?
Thành khẩn khai báo tiếng Anh là” Expresses cooperative attitude”
3. Tình tiết giảm nhẹ tự nguyện thành khẩn khai báo:
“ Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lí bất lợi về hành vi phạm tội của mình ”.
Hiện nay,
Trách nhiệm trong lĩnh vực pháp luật nói chung thường được hiểu theo hai nghĩa là chức trách, nghĩa vụ, bổn phận phải làm hoặc là hậu quả pháp lý của việc vi phạm pháp luật .
Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý phản ánh mối quan hệ đặc biệt giữa Nhà nước với người phạm tội khi người đó thực hiện tội phạm. Do vậy, để nhận thức đầy đủ và toàn diện về trách nhiệm hình sự, việc nghiên cứu khái niệm Trách nhiệm hình sự không chỉ dừng lại ở trách nhiệm của người phạm tội trước nhà nước mà cần được xem xét đồng thời từ hai góc độ thực hiện hoạt động truy cứu Trách nhiệm hình sự từ phía Nhà nước và người phạm tội phát sinh từ thời điểm tội phạm được thực hiện”. Mối quan hệ này không chỉ được điều chỉnh bởi luật hình sự mà bởi cả luật tố tụng hình sự và pháp luật về thi hành án.
Nội dung của Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở chỗ người gây ra tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước. “Hậu quả pháp lí của việc thực hiện tội phạm đối với người phạm tội không chỉ thể hiện ở trách nhiệm cuối cùng của người phạm tội là bị kết án và phải chịu hình phạt nhất định mà còn thể hiện cả ở việc bị truy cứu Trách nhiệm hình sự”.
Như vậy, đối với người phạm tội, chịu trách nhiệm hình sự có nghĩa là phải chịu tất cả các hậu quả do việc phạm tội đem lại: “phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu Trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của Trách nhiệm hình sự (hình phạt , biện pháp tư pháp ) và chịu mang án tích”.
Dưới góc độ học thuật thì tình tiết giảm nhẹ Trách nhiệm hình sự được hiểu“ là tình tiết làm cho mức độ nguy hiểm của trường hợp phạm tội cụ thể của một loại tội giảm đi so với trường hợp bình thường và do đó được coi là căn cứ để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với trường hợp phạm tội đó “. Hiện nay diễn đàn khoa học còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này: Có quan điểm cho rằng: “Các tình tiết giảm nhẹ Trách nhiệm hình sự là các tình tiết trong một vụ án cụ thể mà nó sẽ làm giảm Trách nhiệm hình sự của người phạm tội trong một khung hình phạt.”
Quan điểm khác cho rằng: “Các tình tiết giảm nhẹ Trách nhiệm hình sự là những tình được quy định trong Bộ luật Hình sự hoặc do
Theo Điều 84,
“1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
d) Tích cực hợp tác với các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án;
đ) Có nhiều đóng góp trong việc thực hiện chính sách xã hội.
2. Khi quyết định hình phạt,
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.”
Trước đây, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thường được phân loại theo các yếu tố cấu thành tội phạm và được phân thành ba nhóm chính là :
– Các tình tiết thuộc mặt khách quan của tội phạm
– Các tình tiết thuộc mặt chủ quan của tội phạm
– Các tình tiết thuộc về nhân thân của người phạm tội .
Ngoài ra, còn cách phân loại các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khác:
– Các tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội ( bao gồm các tình tiết thuộc mặt khách quan, mặt chủ quan, nhân thân người phạm tội);
– Các tình tiết phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo người phạm tội ;
– Các tình tiết phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội.
Cách phân loại trên đã chia các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự dựa vào căn cứ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, có ý nghĩa định hướng cho hoạt động thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự và vận dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong lựa chọn biện pháp xử lý tội phạm. Tuy nhiên , nếu hai nhóm tình tiết đầu nêu rõ được tiêu chí xác định tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì nhóm thứ ba không cho thấy tiêu chí xác định nó bởi lẽ trong cách phân loại này không nêu được hoàn cảnh đặc biệt nào mới là căn cứ để giảm trách nhiệm hình sự.
4. Áp dụng tình tiết giảm nhẹ tự nguyện thành khẩn khai báo như thế nào?
Qua điều luật này ta có thể thấy việc người thành khẩn khai báo là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Khi người phạm tội thành khẩn khai báo sẽ được hưởng những tình tiết giảm nhẹ hình sự theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, đối với trường hợp có sự thay đổi thái độ thành khẩn khai báo của người phạm tội trong quá trình tố tụng thì việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ này thế nào? Trên thực tế, có trường hợp người phạm tội thành khẩn khai báo tại giai đoạn điều tra nhưng lại quanh co chối tội tại phiên tòa hoặc có trường hợp tại cơ quan điều tra người phạm tội chưa thành khẩn khai báo nhưng khi ra phiên tòa họ lại thành khẩn thừa nhận tội phạm mà họ đã thực hiện. Về vấn đề này có quan điểm cho rằng“ chỉ áp dụng tình tiết này đối với bị cáo thành khẩn khai báo trước khi kết thúc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án hình sự ”.
Nếu người phạm tội tại giai đoạn điều tra, truy tố đều thành khẩn khai báo nhưng tại giai đoạn xét xử lại quanh co, chối tội thì cũng không được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự này. Nếu người phạm tội khi xét xử sơ thẩm không thành khẩn khai báo do đó không được hưởng tình tiết này. Mức độ giảm nhẹ thành khẩn khai báo phụ thuộc vào sự thành khẩn khai báo được thực hiện ở giai đoạn tố tụng nào và có ý nghĩa thiết thực của sự thành khẩn trong việc giải quyết vụ án hình sự.
Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: