Thặng dư vốn cổ phần là một phần không thể thiếu của báo cáo tài chính tại mỗi đơn vị doanh nghiệp và nó chiếm một phần lớn trong vốn chủ sở hữu. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về thặng dư vốn cổ phần và cách tính thặng dư vốn cổ phần mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Thặng dư vốn cổ phần là gì?
Vốn luôn là yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Là loại hình doanh nghiệp tương đối phổ biến trong nền kinh tế hiện nay, công ty cổ phần có thể huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau. Một trong những phương thức để tăng vốn điều lệ được nhiều công ty lựa chọn là “kết chuyển nguồn thặng dư vốn để bổ sung tăng vốn điều lệ” theo quy định tại Tiết đ Điểm 1 Mục A Phần II Thông tư 19/2003/TT-BTC.
Thặng dư vốn cổ phần hay còn gọi là thặng dư vốn trong công ty cổ phần, đây là khoản chênh lệch mệnh giá cổ phiếu với giá thực tế phát hành.
Thặng dư vốn cổ phần = (giá phát hành – mệnh giá) x số phát hành
Thặng dư vốn cổ phần được hình thành từ việc phát hành thêm cổ phần và khoản thặng dư này sẽ được chuyển thành cổ phần, kết chuyển vào vốn đầu tư của chủ sở hữu trong tương lai. Khoản thặng dư này sẽ không được xem là vốn cổ phần cho tới khi được chuyển đổi thành cổ phần và kết chuyển vào vốn đầu tư của công ty.
Thặng dư vốn cổ phần là một khoản chênh lệch về mệnh giá của cổ phiếu so với giá phát hành, thặng dư vốn cổ phần còn gọi là thặng dư vốn trong công ty cổ phần, nó được hình thành từ phát hành thêm cổ phần và thặng dư sẽ chuyển sang cổ phần, sau chuyển vào vốn đầu tư chính chủ sở hữu của tương lai.
– Các khoản chênh lệch tăng do thực hiện việc mua hoặc bán cổ phiếu quỹ, phần chênh lệch do phát hành thêm cổ phiếu mới cao hơn so với mệnh giá mà được hạch toán trong tài khoản về thặng dư vốn, không được hạch toán trong thu nhập tài chính trong doanh nghiệp.
Trong đó, khoản thặng dư không phải tính thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng.
– Khi giá bán của cổ phiếu quỹ bị nhỏ hơn so với giá đã mua vào, giá được bán cổ phiếu mới phát hành thêm nhỏ hơn so với mệnh giá, lúc này phần chênh lệch bị giảm sẽ không phải hạch toán trong chi phí, phải dùng vốn thặng dư để bù đắp mà không phải dùng lợi nhuận trước thuế.
Nếu nguồn vốn thặng dư mà không đủ thì cần dùng lợi nhuận sau thuế cùng các quỹ trong công ty để bù đắp.
– Vốn điều lệ tại công ty cổ phần trong các trường hợp sau được điều chỉnh tăng, cụ thể là:
+ Kết chuyển phần nguồn thặng dư vốn với mục đích tăng vốn điều lệ, ngoài ra kết chuyển thặng dư vốn này cần đáp ứng đủ điều kiện về khoản chênh lệch tăng từ giá bán so với giá vốn phải mua vào trong cổ phiếu quỹ. Trong đó, công ty có thể sử dụng toàn bộ phần chênh lệch nhằm tăng vốn điều lệ.
+ Nếu chưa bán hết số cổ phiếu quỹ thì khi đó công ty chỉ được sử dụng khoản chênh lệch tăng trong nguồn thặng dư với tổng giá vốn của cổ phiếu mà chưa bán, từ đó bổ sung tăng khoản vốn điều lệ.
Nếu tổng phần vốn của cổ phiếu quý chưa được bán lớn hơn hoặc bằng với nguồn thặng dư vốn, thì ngay lúc này công ty không thể điều chỉnh để tăng vốn điều lệ từ chính nguồn vốn đó.
2. Quy định về cách tính thặng dư vốn cổ phần:
Đối với trường hợp, công ty bán cổ phần với mệnh giá 15.000 VNĐ/Cổ phần, cao hơn mệnh giá cổ phần là 5.000 VNĐ thì số phần dư ra được coi là thặng dư vốn của công ty.
Theo
– Các khoản chênh lệch tăng do mua, bán cổ phiếu quỹ, chênh lệch do giá phát hành thêm cổ phiếu mới lớn hơn so với mệnh giá phải được hạch toán vào tài khoản thặng dư vốn, không hạch toán vào thu nhập tài chính của doanh nghiệp. Không tính thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng đối với các khoản thặng dư này.
– Trường hợp giá bán cổ phiếu quỹ nhỏ hơn giá mua vào, giá bán cổ phiếu mới phát hành thêm thấp hơn mệnh giá thì phần chênh lệch giảm này không được hạch toán vào chi phí, không được dùng lợi nhuận trước thuế để bù đắp mà phải dùng vốn thặng dư để bù đắp, trường hợp nguồn vốn thặng dư không đủ thì phải dùng nguồn lợi nhuận sau thuế và các quỹ của công ty để bù đắp.
Việc kết chuyển thặng dư vốn để bổ sung vốn điều lệ của công ty cổ phần (theo qui định tại tiết đ điểm 1 mục A phần II) phải tuân thủ các điều kiện sau:
a. Đối với khoản chênh lệch tăng giữa giá bán và giá vốn mua vào của cổ phiếu quỹ, công ty được sử dụng toàn bộ chênh lệch để tăng vốn điều lệ. Trường hợp chưa bán hết cổ phiếu quỹ thì công ty chỉ được sử dụng phần chênh lệch tăng giữa nguồn thặng dư vốn so với tổng giá vốn cổ phiếu quỹ chưa bán để bổ sung tăng vốn điều lệ. Nếu tổng giá vốn cổ phiếu quỹ chưa bán bằng hoặc lớn hơn nguồn thặng dư vốn thì công ty chưa được điều chỉnh tăng vốn điều lệ bằng nguồn vốn này.
b. Đối với khoản chênh lệch giữa giá bán với mệnh giá cổ phiếu được phát hành để thực hiện các dự án đầu tư thì công ty cổ phần chỉ được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ sau 3 năm kể từ khi dự án đầu tư đã hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.
Đối với khoản chênh lệch giữa giá bán với mệnh giá cổ phiếu được phát hành để cơ cấu lại nợ, bổ sung vốn kinh doanh thì công ty cổ phần chỉ được sử dụng để bổ sung tăng vốn điều lệ sau 1 năm kể từ thời điểm kết thúc đợt phát hành.
c. Những nguồn thặng dư nêu tại tiết a, b điểm 2 được chia cho các cổ đông dưới hình thức cổ phiếu theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của từng cổ đông.
Các khoản chênh lệch tăng do mua, bán cổ phiếu quỹ, chênh lệch do giá phát hành thêm cổ phiếu mới lớn hơn so với mệnh giá phải được hạch toán vào tài khoản thặng dư vốn, không hạch toán vào thu nhập tài chính của doanh nghiệp. Khoản thặng dư này không tính thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp giá bán cổ phiếu quỹ nhỏ hơn giá mua vào, giá bán cổ phiếu mới phát hành thêm thấp hơn mệnh giá thì phần chênh lệch giảm này không được hạch toán vào chi phí, không được dùng lợi nhuận trước thuế để bù đắp mà phải dùng vốn thặng dư để bù đắp, trường hợp nguồn vốn thặng dư không đủ thì phải dùng nguồn lợi nhuận sau thuế và các quỹ của công ty để bù đắp.
3. Các trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ của công ty:
Vốn điều lệ của công ty cổ phần được điều chỉnh tăng trong các trường hợp:
– Kết chuyển nguồn thặng dư vốn để bổ sung tăng vốn điều lệ và việc kết chuyển thặng dư vốn này phải tuân thủ điều kiện là đối với khoản chênh lệch tăng giữa giá bán và giá vốn mua vào của cổ phiếu quỹ. Đồng thời, công ty được sử dụng toàn bộ chênh lệch để tăng vốn điều lệ.
– Trong trường hợp chưa bán hết cổ phiếu quỹ thì công ty chỉ được sử dụng phần chênh lệch tăng giữa nguồn thặng dư vốn so với tổng giá vốn cổ phiếu quỹ chưa bán để bổ sung tăng vốn điều lệ. Nếu tổng giá vốn cổ phiếu quỹ chưa bán bằng hoặc lớn hơn nguồn thặng dư vốn thì công ty chưa được điều chỉnh tăng vốn điều lệ bằng nguồn vốn này.
4. Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty:
Thủ tục này được thực hiện như sau:
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;- Biên bản họp ĐHĐCĐ về việc tăng vốn điều lệ của công ty;
- Quyết định của HĐQT về việc tăng vốn điều lệ của công ty;
- Danh sách cổ đông sau khi thay đổi tỷ lệ góp vốn
Nơi nộp: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời gian thực hiện: 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, phòng đăng ký kinh doanh cấp GCN ĐKDN mới cho nội dung thay đổi, nếu không chấp thuận thì thông báo và trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do.
Như vậy thặng dư vốn cổ phần bắt nguồn hình thành từ việc thực hiện phát hành cổ phần, theo đó khoản thặng dư này được chuyển vào thành cổ phần, sau đó kết chuyển vào phần vốn đầu tư chủ sở hữu ở tương lai. Khoản thặng dư không được coi là vốn cổ phần, và chỉ được coi là vốn cổ phần khi được chuyển sang cổ phần đồng thời kết chuyển sang vốn đầu tư của công ty.