Các chế độ, chính sách ưu đãi đối với thân nhân liệt sỹ? Thân nhân liệt sỹ bao gồm những ai? Chế độ ưu đãi, trợ cấp hàng tháng cho thân nhân liệt sỹ mới nhất?
Để có được sự hòa bình và ổn định cho đất nước như ngày hôm nay là sự đánh đổi xương máu của những người đi trước và của những chiến sĩ đang giữ gìn hòa bình.Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, Nhà nước ta luôn có những chính sách và ưu đãi dành cho những người có công với cách mạng, với những chiến sĩ đã hi sinh vì nền độc lập và hòa bình của Tổ quốc thì Nhà nước đặc biệt quan tâm đến thân nhân của họ. Vậy những người nào được xác định là thân nhân của liệt sĩ và chế độ của họ như thế nào? Sau đây luật Dương Gia xin được trình bày cụ thể:
Mục lục bài viết
1. Giải thích khái niệm
Liệt sỹ là những người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc hoặc vì lợi ích của Nhà nước, được Nhà nước truy tặng Bằng Tổ quốc ghi công. Đối với thân nhân của liệt sỹ,pháp luật đã có những chính sách ưu đãi dành riêng.
Thân nhân Liệt Sỹ: Theo quy định tại Điều 14 Pháp lệnh người có công với cách mạng năm 2005, sửa đổi năm 2018 thân nhân liệt sỹ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ gồm các đối tượng: Cha mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con; người có công nuôi dưỡng khi liệt sỹ còn nhỏ
2. Đối tượng được xác nhận là thân nhân liệt sỹ
Căn cứ vào Điều Theo quy định tại Điều 14 Pháp lệnh người có công với cách mạng năm 2005, sửa đổi năm 2018 quy định về những đối tượng được xem là thân nhân liệt sỹ:
“1. Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” bao gồm:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ;
b) Vợ hoặc chồng;
c) Con;
d) Người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ.
Như vậy với những đối tượng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng; con; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ thời gian nuôi từ 10 năm trở lên được cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ thì được xem thân nhân của liệt sĩ. Những đối tượng này sẽ được hưởng các chế độ quyền lợi của thân nhân của người có công với cách mạng.
3. Nguyên tắc chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân
– Người có công với cách mạng thuộc hai đối tượng được hưởng chế độ trở lên được hưởng trợ cấp, phụ cấp đối với từng đối tượng, các chế độ khác được hưởng mức ưu đãi của một đối tượng, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật
-Người có công với cách mạng chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng, trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng theo chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Trường hợp người có công với cách mạng thuộc hai đối tượng hưởng trợ cấp trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất của một đối tượng.
Trường hợp thân nhân hưởng trợ cấp tiền tuất của hai đối tượng người có công với cách mạng trở lên mà thuộc diện được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng thì được hưởng thêm một suất trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng;
-. Người có công với cách mạng, thân nhân quy định tại điểm e khoản 2 Điều 14 và khoản 2 Điều 27 của Pháp lệnh này chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí theo mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Trường hợp các đối tượng quy định tại khoản này đồng thời là đối tượng điều chỉnh của Luật bảo hiểm xã hội thì mai táng phí do Bảo hiểm xã hội chi trả.”
4. Chế độ quyền lợi của thân nhân liệt sỹ
Căn cứ theo Khoản 8 Điều 1 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012 quy định về các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ bao gồm:
– Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử;
-Trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo các mức thân nhân của một liệt sĩ, thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, con liệt sĩ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng liệt sĩ cô đơn không nơi nương tựa, con liệt sĩ mồ côi cả cha mẹ quy định tại điểm này thì được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng;
Căn cứ Điều 20 Nghị định 31/2013/NĐ-CP thì chế độ trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối thân nhân liệt sĩ được quy định như sau:
Thân nhân của 01 liệt sĩ được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng bằng 01 lần mức chuẩn;
Thân nhân của 02 liệt sĩ được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng bằng 02 lần mức chuẩn;
Thân nhân của 03 liệt sĩ trở lên được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng bằng 03 lần mức chuẩn;
Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng bằng 01 lần mức chuẩn;
Thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng mà chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp ưu đãi.
Theo quy định tại Nghị định 9/2018/NĐ-CP, mức chuẩn được áp dụng từ ngày 01/7/2018 là 1.515.000 đồng.
-Khi báo tử, liệt sĩ không còn thân nhân quy định tại khoản 1 Điều này thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng khoản trợ cấp tiền tuất một lần như đối với thân nhân liệt sĩ;
– Liệt sĩ không còn thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người được giao thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp mỗi năm một lần;
– Thân nhân liệt sĩ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định: Nhà nước có chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà ở và huy động sự tham gia của xã hội, gia đình người có công với cách mạng
– Cha đẻ, mẹ đẻ; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; vợ hoặc chồng; con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần.
Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con mà người con đó là liệt sĩ hoặc cha đẻ, mẹ đẻ có hai con là liệt sĩ trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;
– Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước; khi chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp;
– Con liệt sĩ được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định như: Được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học;
Chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ
Pháp luật quy định chi tiết về chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ tại Điều 21
Trường hợp liệt sĩ có nhiều con thì người thờ cúng liệt sĩ là một người con được những người con còn lại ủy quyền; nếu liệt sĩ chỉ có một con hoặc chỉ còn một con còn sống thì không phải lập biên bản ủy quyền;
Trường hợp con liệt sĩ có nguyện vọng giao người khác thực hiện thờ cúng liệt sĩ thì người thờ cúng là người được con liệt sĩ thống nhất ủy quyền;
Trường hợp liệt sĩ không có hoặc không còn con hoặc có một con duy nhất nhưng người con đó bị hạn chế năng lực hành vi, mất năng lực hành vi, cư trú ở nước ngoài hoặc không xác định được nơi cư trú thì người thờ cúng là người được gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ ủy quyền;
Trường hợp người thờ cúng liệt sĩ chết trong năm nhưng trước thời điểm chi trả trợ cấp thì trợ cấp thờ cúng liệt sĩ của năm đó được chi trả cho người thờ cúng khác được ủy quyền.
5. Thủ tục giải quyết chế độ của thân nhân liệt sỹ
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định về Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ bao gồm những giấy tờ như sau:
– Giấy báo tử.
-Bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công”.
-Bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ (Mẫu LS4) kèm các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Thông tư này.
– Quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp hàng tháng hoặc quyết định trợ cấp một lần khi báo tử trong trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân (Mẫu LS5)
Thủ tục giải quyết chế độ đối với thân nhân liệt sĩ:
Bước 1: Đại diện thân nhân liệt sĩ có trách nhiệm lập bản khai tình hình thân nhân kèm biên bản ủy quyền và bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công” gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trường hợp thân nhân là người có công nuôi liệt sĩ phải có đề nghị bằng văn bản của gia đình, họ tộc liệt sĩ, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
Trường hợp thân nhân là con dưới 18 tuổi phải có thêm bản sao giấy khai sinh.
Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên đang đi học phải có thêm giấy xác nhận của cơ sở giáo dục nơi đang theo học; nếu đang theo học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục đại học thì phải có thêm bản sao Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy xác nhận của cơ sở giáo dục trung học phổ thông về thời điểm kết thúc học.
Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ phải có thêm giấy xác nhận mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật và biên bản của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.
Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi mà không có thu nhập hàng tháng hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn phải có thêm giấy xác nhận mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và
Trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng thì người thờ cúng lập bản khai tình hình thân nhân kèm biên bản ủy quyền và bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công” gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước hai: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được bản khai, có trách nhiệm:
a) Chứng nhận bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ (bao gồm cả trường hợp thân nhân hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng);
b) Gửi các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Bước ba, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được giấy tờ, có trách nhiệm tổng hợp, lập danh sách, gửi các giấy tờ theo quy định tại Khoản 2 Điều này đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Bước bốn . Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm ra quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp hàng tháng hoặc quyết định trợ cấp một lần
Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ hoặc bị khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi mà không có thu nhập hàng tháng hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội giới thiệu giám định tại Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh và căn cứ vào kết luận giám định để ra quyết định.